Khi trẻ ốm trẻ có thể ăn ít đi vì những nguyên nhân sau:
- Trẻ không có cảm giác đói
- Trẻ bị nôn
- Mồm hoặc họng của trẻ bị đau
- Cha mẹ nghĩ rằng thức ăn có thể có ảnh hưởng không tốt khi trẻ đang ốm nên cho trẻ ăn tí hơn, hoặc không cho các trẻ ăn.
- Cha mẹ cho trẻ ăn nhiều thức ăn có nước.
| C |
Để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, các bậc cha mẹ nên:
- Khuyến khích động viên các trẻ ăn, kể cả khi các trẻ không đói.
- Cho trẻ ăn kể cả khi đang ốm.
- Cho trẻ ăn nhiều hơn sau khi khỏi bệnh.
Trẻ ốm thường cần bổ sung thêm thức ăn và đồ uống – ví dụ như khi trẻ bj sốt và tiêu chảy. Trẻ ốm có thể thích sữa mẹ hơn tất cả các thức ăn khác.
Chính vì vậy trong khi trẻ ốm, các mẹ nên:
- Tăng số lần bú mẹ (với các trẻ đang bú sữa mẹ).
- Thường xuyên cho trẻ ăn nhiều bữa và mỗi bữa một ít (có thể 2 tiếng cho trẻ ăn một lần).
- Nhẹ nhàng dỗ ngọt và động viên khuyến khích trẻ ăn kể cả khi trẻ không đói.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, đặc biệt là khi miệng hoặc họng của trẻ đau.
| |
- Cho trẻ uống thêm nhiều nươc khi trẻ bị tiêu chảy hay sốt.
- Cho trẻ ăn thức ăn nào mà trẻ thích.
- Cho trẻ ăn khi trẻ tỉnh táo không buồn ngủ.
- Cho trẻ cảm thấy thoải mái trước khi cho ăn, ví dụ như làm thông mũi ngạt cho bé.
Các bậc cha mẹ hãy cho trẻ tới phòng khám ngay lập tức nếu bé:
- Ốm và không uống được.
- Bị tiêu chảy mà uống rất ít nước.
- Tiêu chảy và có cả máu.
- Ho và khó thở.
- Ho và thở gấp.
- Bú mẹ rất ít, đặc biệt nếu trẻ mới dưới 2 tháng tuổi.
- Bị sốt và sống ở vùng đang có bệnh sốt rét lưu hành phổ biến.
- Bệnh ngày càng nặng.
Cho trẻ ăn trong giai đoạn hồi phục
Sự ngon miệng của 1 đứa trẻ thường tăng lên sau khi bị ốm.
Chính vì vậy đây là giai đoạn tốt để cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung để cho trọng lượng trẻ đã bị mất đi khi bị ốm sẽ nhanh chóng được bù lại. Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên:
- Tiếp tục cho trẻ bú thường xuyên.
- Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung nhiều hơn nữa.
- Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt trong từng bữa ăn.
- Tiếp tục cho trẻ ăn bổ sung thêm cho tới khi trẻ phục hồi cân nặng và tiếp tục phát triển bình thường.
Với các bà mẹ đang công tác, làm việc
Một lợi thế tốt cho trẻ là được ở với mẹ càng lâu càng tốt để mẹ có thể cho bú thường xuyên. Khi mẹ phải đi làm xa nhà và để trẻ ở nhà, các bà mẹ vẫn có thể tiếp tục chăm sóc tốt cho trẻ nếu:
- Tiếp tục cho trẻ bú càng nhiều càng tốt, kể cả ban đêm.
- Lựa chọn một người trông trẻ hay một người bảo mẫu có trách nhiệm để trông nom đứa trẻ.
- Vắt sữa mẹ ra cốc và hướng dẫn người bảo mẫu cách cho trẻ ăn bằng cốc. Nếu sữa mẹ được vắt ra để trong cốc sạch, có thể giữ được trong vòng 8 tiếng ở nơi mát thậm chí cả khi không có tủ lạnh.
- Hướng dẫn người bảo mẫu cách cho trẻ ăn bổ sung, bao lâu một lần và với số lượng bao nhiêu
- Hướng dẫn người bảo mẫu cách sử dụng các chén nhỏ và thìa để cho trẻ ăn không bao giờ cho trẻ ăn bằng bình..
- Dạy người bảo mẫu cách giữ gìn thức ăn an toàn và sạch sẽ.
- Cố gắng duy trì một người bảo mẫu trông một trẻ càng lâu càng tốt .
Kiểm tra tiến độ
Các dấu hiệu cho thấy rằng một đứa trẻ khỏe mạnh và được dinh dưỡng tốt là một đứa trẻ:
| - Tăng trưởng theo lứa tuổi (cách tốt nhật để kiểm tra sự phát triển là đánh dấu cân nặng của trẻ trên một biểu đồ tăng trưởng. Trẻ cần được cân thường xuyên (tốt là hàng tháng trong năm đầu); Sau đó nối các điểm đánh dấu với nhau và so sánh với đường cong chuẩn trên biểu đồ để tham khảo).
(Tham khảo chuẩn tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổi tại đây) - Ăn khỏe
- Năng động, thích chơi nghịch.
Không hay ốm. Hồi phục nhanh khi bị mắc các bệnh thông thường ở trẻ em.
|
·