Dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein – năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất từ 6 – 24 tháng tuổi, bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động, trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến bệnh thường nặng và có thể dẫn tới tử vong.

Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (1999) ở các nước đang phát triển hàng năm có khoảng 10,5 triệu trẻ em chết vì bệnh tật như viêm phổi, tiêu chảy, sởi, sốt rét…trong đó suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm tới 54%.

1. Nguyên nhân.

a. Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: Do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con.

  • Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi thiếu hoặc mất sữa mẹ.

  • Ăn bổ sung (ăn dặm): Không đúng cả về số lượng và chất lượng

  • Thời gian ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn

  • Cai sữa mẹ sớm

b. Do nhiễm khuẩn

  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh sởi, lỵ ...đặc biệt bệnh tiêu chảy kéo dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng.

  • Dinh dưỡng và nhiễm khuẩn có mối liên quan với nhau. Suy dinh dưỡng làm tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm tạo thành vòng xoắn bệnh lý.

  • Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.

  • Trẻ bị các dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

  • Điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình đông con, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

  • Dịch vụ chăm sóc y tế kém.

2. Phân loại theo mức độ suy dinh dưỡng

Theo Tổ chức Y tế thế giới (1981) đánh giá suy dinh dưỡng dựa vào các chỉ tiêu cân nặng/ tuổi, chiều cao/ tuổi, cân nặng/ chiều cao, quần thể tham khảo là của NCHS (National Center of Health Statics). Chỉ tiêu này hay được sử dụng trên cộng đồng là cân nặng/ tuổi.

  • Suy dinh dưỡng độ I: cân nặng/ tuổi < - 2SD đến -3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với trẻ bình thường.

  • Suy dinh dưỡng độ II: cân nặng/ tuổi < - 3SD đến -4SD tương đương với cân nặng còn 60-70% so với trẻ bình thường.

  • Suy dinh dưỡng độ III: cân nặng/ tuổi < - 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với trẻ bình thường.


3. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

  • Tăng dần năng lượng từ 90 – 150 Kcal/kg/ngày.

  • Tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7g/kg trong 1 ngày.

  • Chất lượng protein nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: Trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua....Ngoài ra có thể dùng các loại protein có nguồn gốc thực vật: đậu, đỗ, lạc, vừng.

  • Tăng đậm độ năng lượng của khẩu phần ăn bằng cách dùng dầu, mỡ, một số enzym trong các hạt nảy mầm để làm giảm độ nhớt nhằm tăng đậm độ dinh dưỡng của thức ăn.

4. Phương pháp hóa lỏng thức ăn để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng.

Ở nước ta cũng như một số nước đang phát triển, thức ăn dùng để bổ sung cho trẻ thường dựa vào nguồn thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, mì, ngô, khoai...Tinh bột ở các loại thức ăn này phần lớn ở dạng không hòa tan là các amylopeptin, khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ trương nở liên kết với nước trở thành dạng đặc sánh làm trẻ rất khó nuốt. Đối với trẻ suy dinh dưỡng lại càng khó hơn vì thực quản và dạ dày thường bị nhỏ, trẻ lại hay chán ăn. Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng dầu, mỡ cho thêm vào khẩu phần ăn của trẻ, nhưng cho nhiều thì trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa. Gần đây đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về các hạt nảy mầm từ ngũ cốc và đậu đỗ. Với mục đích là sử dụng men amylase được tạo thành trong quá trình hạt nảy mầm, có khả năng thủy phân tinh bột làm bột lỏng ra nên có thể tăng lượng botọ lên mà thể tích không thay đổi, đậm độ năng lượng của bát bột sẽ tăng lên, độ nhớt giảm, trẻ ăn hết khẩu phần mà không bị đầy bụng, hiệu suất chuyển hóa glucid, protein tăng đáng kể. Ngoài ra hạt nảy mầm còn cung cấp thêm một số vitamin, các vi chất dinh dưỡng có tác dụng phòng chống vi chất dinh dưỡng ở trẻ em.

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng muốn phục hồi nhanh chóng thì phải tăng protein, năng lượng hơn nhu cầu bình thường, nhưng trẻ lại chán ăn. Để khắc phục tình trạng này có thể dùng các loại bột giàu men tiêu hóa, như bột mộng (bột làm tư hạt nảy mầm: đỗ, ngô, lúa) hoặc dùng giá đậu xanh xay hay giữa nhỏ để nấu bột, nấu cháo cho trẻ. Với bát bột 200ml có thể tăng lượng botọ lên 2 – 3 lần mà bột vẫn có độ lỏng như bột 10% không có giá đỗ. Cứ 10g bột cho 10 giá đỗ.

Một số mẫu thực đơn để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II)

Thực đơn cho trẻ 6 – 7 tháng.

Nếu mẹ có sữa: Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và cho trẻ ăn bổ sung theo thực đơn sau:



Thực đơn cho trẻ 8-12 tháng tuổi



                                                                                                      Nguồn: Viện Dinh dưỡng

Cập nhật: 30/10/2014
Lượt xem: 4858
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™