Cho trẻ da tiếp da sớm sau sinh  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ
 1- Bản năng sinh tồn:

Da tiếp da sớm sau khi sinh là đặt bé sơ sinh ở trần lên ngực trần của mẹ ngay sau khi sinh hoặc sớm nhất có thể sau khi sinh. Cơ sở của phương pháp da tiếp da bắt nguồn từ những nghiên cứu của Alberts năm 1994 trên một số loài vật về những bản năng sơ sinh. Những nghiên cứu của Albert cho thấy con vật sơ sinh cần có môi trường thích hợp mới phát huy được những bản năng cần thiết cho sự sinh tồn, mà bản năng sinh tồn căn bản nhất là bú mẹ và môi trường cần thiết đó là "môi trường cơ thể mẹ". Trong ngành sinh học về động vật có vú, việc duy trì "môi trường cơ thể mẹ" ngay sau khi sinh là điều kiện cần thiết để kích hoạt những hành vi bm sinh ở con thú sơ sinh và cả ở con thú mẹ, dẫn đến việc bú mẹ thành công, và nhờ đó đảm bảo sự sinh tồn cho mọi giống loài. Cũng theo nghiên cứu của Alberts, thì khi con thú sơ sinh bị tách khỏi "môi trường cơ thể mẹ" nó sẽ khóc và có biểu hiện phản kháng rõ rệt.

 

Trong các nghiên cứu khác về loài động vật gặm nhấm, những con chuột con bị tách khỏi chuột mẹ lúc sơ sinh, sẽ là những con chuột yếu và chậm suốt đời, (theo các nghiên cứu của Francis năm 1999; Liu năm 1997; Liu năm 2000, Plotsky năm 2005).

                                                   

         (Ảnh: Bé Mia sinh mổ được da tiếp da với mẹ ngay trong giờ đầu sau khi sinh - Hội Sữa Mẹ Betibuti 11/2013)

 

2- "Sáng kiến Bệnh viện Thân thiện với Trẻ em", để giảm thiểu các can thiệp không cần thiết trong "quy trình của bệnh viện/ cơ sở y tế"

 

Ở loài người, trẻ sơ sinh chỉ bị tách khỏi mẹ ngay sau khi sinh từ thế kỷ 20, khi người ta sinh con ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế và con bị tách khỏi mẹ theo quy trình của bệnh viện, và việc tạo nên môi trường cho bản năng tự nhiên sơ sinh bị bỏ qua suốt 200 năm qua.

 

Cách thực hành theo y tế "hiện đại" hiện nay đi ngược lại với lịch sử tiến hoá và sinh tồn của loài người, cũng như mọi loài động vật có vú, vì lẽ ra cơ thể bé sơ sinh cần được kết nối trực tiếp và liên tục với cơ thể mẹ.  Do đó, phương pháp da tiếp da liên tục không gián đoạn ngay sau khi sinh cho đến khi bé tự tìm vú mẹ và hoàn thành cử bú mẹ đầu tiên, được UNICEF vận động như một quy trình trong thể thiếu của bước 4 trong "10 Bước" của mọi bệnh viện và cơ sở y tế có sản khoa trên toàn thế giới năm 1991, gọi là "Sáng kiến Bệnh viện Thân thiện với Trẻ em – BFHI (Baby Friendly Hospital Initiative".

"Sáng kiến Bnh vin Thân thin vi Tr em* - 10 bước nuôi con bng sa m thành công  theo tiêu chun ca t chc WHO và UNICEF *còn được gi là "Sáng kiến Bnh vin Bn hu Tr em".

  1. Có chính sách về nuôi con bằng sữa mẹ được truyền đạt thường xuyên tới tất cả nhân viên y tế;

  2. Tập huấn cho tất cả các nhân viên của cơ sở y tế về các kỹ năng cần thiết để triển khai chính sách này.

  3. Thông báo cho tất cả phụ nữ có thai biết về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ;

  4. Tạo điều kiện giúp bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng giờ đầu sau sinh; (thực hiện da tiếp da ở bước này).

  5. Chỉ cho các bà mẹ cách cho trẻ bú và duy trì việc bú mẹ ngay cả trong trường hợp mẹ và con bị chia tách;

  6. Không cho trẻ mới sinh ăn bất kỳ thức ăn hoặc nước uống nào khác ngoài sữa mẹ, ngoại trừ thuốc chỉ định;

  7. Thực hiện việc mẹ con ở cùng phòng và duy trì mẹ gần con trong suốt 24 giờ/ngày; (thực hiện tiếp tục da tiếp da ở bước này).

  8. Khuyến khích các bà mẹ cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu; (tiếp tục thực hiện da tiếp da ở bước này).

  9. Không cho trẻ ăn bằng bình, chai, núm vú giả hoặc cho trẻ ngậm núm vú giả.

  10. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc  thành lập các nhóm hỗ trợ bà mẹ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ khi bà mẹ được xuất viện hoặc rời cơ sở y tế.  (phương pháp da tiếp da vẫn có thể áp dụng trong nhiều tuần tiếp theo, sau khi đã xuất viện về nhà.).

Tuy tên gọi là "Sáng kiến" nhưng đây lại không phải là một phát kiến mới hay một ứng dụng khoa học mới lạ, tân tiến, mà là lời kêu gọi bỏ bớt các thiết bị y học, bỏ bớt các quy trình thủ tục của bệnh viện, để trả lại cho mẹ và bé khoản thời gian riêng tư quý báu, để bảo tồn và phát huy những bản năng bẩm sinh và hành vi sinh tồn cần thiết của giống loài!

Từ sáng kiến BFHI của UNICEF năm 1991, đến nay đã 23 năm, rất nhiều bệnh viện trên toàn thế giới đã chấp nhận áp dụng 10 bước yêu cầu "thân thiện với trẻ em" trong đó có phương pháp da-tiếp-da đối với tất cả trẻ sơ sinh, kể cả với trẻ đủ tháng hay thiếu tháng, sinh thường hay sinh mổ, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi.  Thậm chí, khi trẻ không thể da tiếp da với mẹ ngay sau khi sinh, ví dụ như do điều kiện sức khoẻ của mẹ, bé sẽ được da tiếp da với bố cho đến khi được gặp mẹ và tiếp tục được da tiếp da với mẹ.
                                        

                  (Ảnh minh hoạ Bé Tim sơ sinh được da tiếp da với Bố - Hội Sữa Mẹ Betibuti 2/2014)

Tại Việt Nam, theo dữ liệu của UNICEF, đến năm 2010, đã có 59 bệnh viện từ trung ương đến địa phương được công nhận là "Bệnh viện bạn hữu trẻ em" và cam kết áp dụng các quy trình này. Tuy nhiên, trên thực tế quy trình này vẫn còn bị hạn chế thực hiện hoặc chưa thực hiện đúng cách, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, như thiết kế của phòng sinh, các quy trình sau sinh, tập quán quấn bé vào khăn trao cho nhân viên y tế hay người nhà chăm sóc để mẹ nghỉ ngơi, tâm lý mẹ không có sữa, ngộ nhận sữa mẹ phải sau vài ngày mới "về".. khiến tỉ lệ trẻ bị tách mẹ ngay sau khi sinh để thực hiện việc vệ sinh, cân đo, sử dụng các thiết bị y tế máy móc hỗ trợ. Đặc biệt,tỉ lệ bú bình sữa công thức ngay trong giờ đầu sau sinh vẫn còn cao, theo phản hồi của các bà mẹ trong cộng đồng.

 

3- Phương pháp da-tiếp-da và tác động hoóc-môn

 

Da tiếp da là điều kiện cần thiết cho cả mẹ và bé giúp kích thích cả 5 giác quan của "cặp đôi hoàn hảo này" qua sự tiếp xúc trực tiếp một diện tích da đủ lớn giữa mẹ và bé, mùi hương tự nhiên ở quầng vú mẹ và mùi nước ối còn trên cơ thể bé giúp kích thích mạnh mẽ các phản xạ sinh tồn của bé, trong đó phản xạ tìm vú mẹ và mút vú được phát huy tối đa ở bé, giúp bé có được khớp ngậm bú tự nhiên và hiệu quả nhất và đồng thời gia tăng khả năng sinh tồn và thích ứng trong nhiều mảng khác một cách lâu dài.

 

Ở người mẹ, việc kích thích này giúp tạo nên hoóc-môn Oxytocin là hoóc-môn tiết sữa và co thắt tử cung ngay sau sinh, giảm thiểu băng huyết và nhiễm trùng ở tử cung một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất, (theo các nghiên cứu của Uvnas-Moberg năm 1998 và Winberg năm 2005).

 

Hoóc-môn Oxytocin làm cho nhiệt độ vùng da ngực của mẹ tăng lên, cung cấp hơi ấm cho trẻ sơ sinh. Bé được sưởi ấm bằng thân nhiệt của mẹ ổn định hơn bất kỳ một loại máy sưởi nhi hiện đại nào. Hoóc-môn Oxytocin giúp giảm nhanh sự lo lắng và cảm giác đau đớn của bà mẹ qua thời gian chuyển dạ và sinh đẻ, gia tăng sự bình tĩnh và bản năng làm mẹ. Trong những giờ đầu sau khi sinh, Oxytocin cũng có thể tăng cường các bản năng và hành vi làm cha mẹ (nếu bố cũng được da tiếp da với bé sơ sinh, (cũng theo các nghiên cứu của Uvnas-Moberg 1998 và Winberg năm 2005).

                                     

        (Ảnh minh hoạ, sau khi sinh mổ bé có thể được da tiếp da trong 1 giờ đầu sau sinh và bú cử bú đầu tiên

- Nguồn: Sách Your Birth Year)

Trẻ em sinh đủ tuần và bình thường (kể cả sinh thường và sinh mổ) sẽ thể hiện ngay các hành vi bản năng ngay sau khi sinh, nếu được đặt da tiếp da ngay trên ngực mẹ, (theo các nghiên cứu của Righard năm 1990; Varendi năm 1994; Varendi năm 1998; Wid- strom năm 1987; và Widstrom năm 1990). Các bé có thể định vị vú mẹ bởi mùi hương từ các tuyến dầu từ quầng vú và bởi khứu giác đặc biệt nhạy cảm trong vài giờ đầu ngay sau khi sinh, (theo các nghiên cứu của Porter năm 1999; Varendi năm 1994; và Varendi năm 1997).

Việc bé bú mẹ cũng giúp phát sinh hoóc-môn Cholecystokinin giúp mẹ có cảm giác hạnh phúc và mãn nguyện, sữa mẹ cũng đồng thời truyền tải hoóc-môn Cholecystokinin và hoóc-môn Endorphin cho bé, giúp bé giảm stress và cảm thấy an tâm khi tác động vào các trung tâm cảm xúc của não bộ của bé .

4- Giai đoạn 72 giờ sau sinh là giờ vàng của sữa non và cũng là giai đoạn phản ứng bản năng nhạy cảm nhất của mẹ và con:

Giai đoạn nhạy cảm này là ở cả mẹ và bé và tạo nên sự đồng điệu từ thân nhiệt đến nhịp thở, nhịp tim cung cấp cho cả hai sự kết nối hoàn hảo từ thể chất đến tinh thần theo các nghiên cứu của Widstrom năm 1990, Righard năm 1990, Jansson năm 1995, và của Gomez năm 1998.

Trong nghiên cứu năm 1998 của Gomez, kết quả ghi nhận trẻ được da tiếp da với mẹ liên tục hơn 50 phút ngay sau khi sinh, sẽ có khả năng tự tìm vú và bú mẹ cao gấp 8 lần so với trẻ không được da tiếp da với mẹ, điều đó cho thấy không chỉ là việc tiếp da là cần thiết, mà thời lượng tối thiểu 1 giờ liên tục không gián đoạn cũng là một yếu tố quan trọng.

Đối với bầu vú mẹ, khi con tự tìm và bú vú ngay trong giờ đầu sau sinh như thế, hiệu quả hơn tất cả các hình thức massage xoa bóp, kích thích giúp sữa mẹ được tạo và tiết hiệu quả nhất, nhờ đó sữa non của mẹ được tiết ra dễ dàng và lượng sữa mẹ cũng tăng lên nhanh chóng và trẻ được da tiếp da với mẹ càng nhiều càng tăng cân tốt hơn, (theo các nghiên cứu của De Carvalho năm 1983; Dewey năm 2003).

                                

               (Ảnh Mẹ Na Nấm tiếp da và cho bé bú sau khi sinh, Hội Sữa Mẹ Betibuti 4/2014)


5- Phương pháp da tiếp da cần được tiếp tục lâu dài, và góp phần vào sự thành công của nuôi con sữa mẹ hoàn toàn:

Phương pháp da tiếp da không chỉ để áp dụng trong giờ đầu sau sinh mà là liên tục sau đó và duy trì lâu dài đến vài tháng sau đó.  Một thí nghiệm thực hành của Anderson năm 2004 cho thấy tiếp tục cho bé da tiếp da liên tục trong 4 cữ bú tiếp theo trong 12  đến 24 giờ đầu sau sinh, cho thấy tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn cho đến ngày xuất viện là 81%.  Cũng trong nghiên cứu này, thân nhiệt của mẹ và con được đo và kết luận cho thấy cơ thể mẹ có thể giữ ấm cho con ổn định, giúp con bú tốt cũng như gia tăng cảm giác hạnh phúc và gắn bó giữa hai mẹ con, giúp mẹ nhạy cảm hơn với những nhu cầu và cảm xúc của con. 

 

Các kết quả khác từ việc da tiếp da và cho con bú mẹ ngay sau khi sinh là bà mẹ cảm thấy tự tin và thuần thục dự đoán được khả năng và thời gian bú của con.  Trong khi đó, bà mẹ bị tách rời con và con bú bình trước khi bú mẹ mất tự tin và có tâm lý nghĩ mình không đủ sữa và có nguy cơ cai sữa sớm gấp 3 lần bà mẹ cho con bú trực tiếp ngay sau khi sinh, theo các nghiên cứu của Dennis năm 1999, OCampo năm 1992, Hill năm 1996.

                

  (Ảnh da tiếp da, bú và ngủ trong áo mẹ, Bé Xôi và Mẹ Nga - Hội Sữa Mẹ betibuti 6/2014)


6- Phương pháp Kangaroo và sữa mẹ hoàn toàn cứu mạng nhiều trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân

 

Ngoài ra, trong một tài liệu thẩm định Cochrane về phương pháp "mẹ ấp con kangaroo" dành cho trẻ sơ sinh dưới 2500g, còn cho thấy có mối liên hệ giữa phương pháp này với khả năng giảm thiểu rất nhiều các nguy cơ như nhiểm trùng, suy hô hấp... và khả năng đấu tranh của mẹ và bé đều gia tăng nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn từ sơ sinh. Tuy nhiên việc cách ly trẻ sơ sinh nhẹ cân với mẹ lại là một quy trình phổ biến ở nhiều bệnh viện mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các thực hành này là nguy hiểm và xu hướng trẻ sinh thiếu tháng hay sinh mổ phải được bổ sung sữa công thức, không thể nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng trước mắt và lâu dài.

                            

  (Ảnh bé sinh non được hỗ trợ hô hấp trong khi được mẹ ấp Kangaroo - nguồn internet)


7- Tác động tâm lý và thể chất khi bé sơ sinh không được da tiếp da:

 

Y học và chăm sóc y tế hiện đại thường đòi hỏi chúng ta phải sinh trong một cơ sở y tế và có bác sĩ, y tá hay nữ hộ sinh giúp đỡ. Môi trường phòng sinh của bệnh viện thường quá sáng, quá ồn, quá lạnh, nhiều mùi quá lạ đối với một thai nhi mới lọt lòng từ trong bụng mẹ: ấm áp, êm ái, ổn định. Sinh ra trong phòng sinh là một quá trình chuyển đổi quá lớn so với trong bụng mẹ, do đó, được ấp da tiếp da ngay trên ngực mẹ chính là nơi an toàn và quen thuộc nhất cho bé.

                                    

(Ảnh Mẹ con Na Nấm bình yên da tiếp da và ngủ 2 ngày sau sinh - Hội Sữa Mẹ Betibuti 4/2014)


Bé bị tách rời hẳn khỏi mẹ sau khi sinh, cơ thể bé sẽ nhận được tín hiệu "nguy hiểm". Bộ não bé sẽ phát sinh hoóc-môn Cortisol làm tăng nhịp tim và nhịp thở, đồng thời hoóc-môn Somatostatin tiết ra trong ruột làm giảm hấp thụ và ức chế tăng trường. Các hocmon này sẽ ở lại trong cơ thể bé đến 30' hoặc lâu hơn, sau khi bé được trở về với mẹ.

 

Khi bị tách khỏi mẹ, bé sẽ khóc vì căng thẳng và cầu cứu. Khóc cũng có thể làm mở lỗ ovale (ở vách ngăn tâm nhĩ) khiến quá trình trao đổi oxy của hệ tuần hoàn không hoàn chỉnh. Đồng thời khi nhịp tim và huyết áp trong não tăng do hoóc-môn corsitol, có thể gây vỡ một số mao mạch nhỏ và gây xuất huyết não thể nhẹ, đặc biệt ở bé sinh thiếu tháng, theo các nghiên cứu của Ludington năm 2002, Als năm 1994.

 

Các hoạt động "phản đối dữ dội" này sử dụng nhanh chóng nguồn năng lượng dữ trự quan trọng giúp bé phát triển và đầy đủ năng lượng trong 72 giờ đầu dù chỉ cần bú một lượng rất ít sữa non đậm đặc kháng thể từ mẹ, theo nghiên cứu của Ludington năm 1990.

 

8- Cho bú sữa công thức để ứng phó khi trẻ sơ sinh khóc có đúng không?

 

Khi bé bị cách ly hoặc bị quấn vào khăn cho người khác, bé sẽ khóc phản đối.  Bé bị "tưởng lầm" là khóc vì đói.  Nhưng thật ra, trong bụng mẹ bé chưa ăn qua dạ dày (mà chỉ nuốt ít nước ối) và cũng không có dịch vị tiết theo bửa ăn như người lớn để có cảm giác đói.  Ngoài ra, dạ dày sơ sinh chỉ bằng viên bi 5ml, không phải là bé đang cần bú 30ml sữa công thức ngay để chống đói. 

 

Khi bé "bị" cho bú 30ml sữa công thức bé bắt đầu ngủ say và nín khóc, khiến sự ngộ nhận là bé đã no nên ngủ và trước đó khóc vì đói càng được củng cố ở nhiều người.  Tuy nhiên, một điều ít được nhắc đến là, thành phần protein chính trong sữa công thức là casein protein, trong casein có chất an thần casomorphin, có tác dụng giúp cho bê con ngủ say sưa (vì mẹ nó còn phải đi kiếm cỏ). Nhưng giấc ngủ sơ sinh dưới tác động của casomorphin trong sữa công thức không phải là cách làm tốt và đúng để dỗ nín một đứa trẻ sơ sinh.

 

Một nghiên cứu của Christensson năm 1992 cho thấy trẻ không được da tiếp da và bú mẹ trực tiếp ngay trong giờ đầu sau khi sinh có số phút khóc gấp 10 lần trẻ được da tiếp da với mẹ (hoặc bố, hoặc người thân khác).

                             

(Biểu đồ số phút và số bé sơ sinh khóc khi được da tiếp da với mẹ và không được da tiếp da với mẹ. Cột màu sáng là số phút khóc và số lượng bé khi không được da tiếp da, so với cột đen nhỏ là bé được da tiếp da với mẹ trong giờ đầu sau sinh).

 

9- Phương pháp thực hành đơn giản, nhưng ý nghĩa và lợi ích to lớn:

 

Tiếp xúc da kề da (da-tiếp-da) khi sinh để ổn định MỌI trẻ sơ sinh là một quy trình đơn giản nhưng sâu sắc giúp gia tăng sự phát triển tinh thần, tình cảm và xã hội, ổn định và hạnh phúc của bé.

Số giờ của da-kề-da bé nhận được trong ngày đầu tiên của cuộc sống sẽ quyết định nhạy cảm của mẹ mình để phát triển nhận thức của mình và an ninh tình cảm thậm chí một năm sau đó, (theo nghiên cứu của Bigelow AE năm 1998 và năm 2010).

 

10- Tóm tắt các lợi ích của phương pháp da tiếp da cho bé:

-    Thể chất: nhịp tim, hơi thở và nhiệt độ tốt hơn

-    Cảm xúc: cảm thấy an toàn, ít căng thẳng và ít khóc

-    Tinh thần: tốt hơn giấc ngủ và não hệ thống dây điện cho phát triển.

-    Kỹ năng: bú mẹ dễ dàng và hấp thụ tối ưu

Đối với mẹ: ít căng thẳng, tự tin, tiết sữa tốt, tăng sữa nhanh, nhạy cảm và hiểu con tốt hơn.

 

Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp da tiếp da lâu dài, chứ không chỉ 1 lần khi sơ sinh, còn cho thấy bé "tiết kiệm" được nhiều năng lương vì bú giỏi, ngủ ngoan, ít khóc, không bị căng thẳng, được sưởi ấm hiệu quả bằng năng lượng của mẹ, nhờ đó bé cũng phát triển thể chất và tăng cân tốt hơn.

            

  (Ảnh Mẹ và Bé Hiếu da tiếp da mỗi cử bú tại nhà - Hội Sữa Mẹ Betibuti 5/2014)

 

Hy vọng các nhà quản lý và điều hành các cơ sở y tế có thể tiếp tục điều chỉnh và sửa đổi quy trình chăm sóc sơ sinh hiện nay để thực hiện phương pháp da tiếp da này một cách triệt để, mang đến cho tất cả các em bé sơ sinh sự khởi đầu tốt nhất, ý nghĩa nhất!

 

Chi tiết phương pháp thực hành quy trình da tiếp da cho trẻ sơ sinh, xem các Video sau - (Tài liệu tập hun cho chuyên viên ngành y của dự án Alive & Thrive 2014)

 

Clip 01 - 9 giai đoạn bản năng của bé trong giờ đầu sau sinh khi được da tiếp da với mẹ http://youtu.be/oSknEISZ6DQ

 

Clip 02 - Phương pháp da tiếp da trong giờ đầu sau sinh cho bé sinh thường, đủ tuần http://youtu.be/JhSvZKBZQ3U

 

Clip 03 - Phương pháp da tiếp da trong giờ đầu sau sinh cho bé sinh mổ, đủ tuần http://youtu.be/LEGJWBaSNyM


Lê Hồng Nhất Phương

 

Cập nhật: 06/08/2014
Lượt xem: 5797
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™