|
© UNICEF India/2010/Purshotam |
Cô Durowpadi Bedia, cán bộ y tế cộng đồng hướng dẫn bà mẹ mới sinh và đang mang thai về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ ở vùng chè Nahortoli, thuộc bang Assam, phía Đông Nam Ấn Độ
|
Theo Angela Walker DIBRUGARH, Ấn Độ, ngày 24 tháng 6 năm 2010 – Durowpadi Bedia, một cán bộ y tế cộng đồng của trung tâm ‘Angawadi’ ở vùng chè Nahortoli, thuộc bang Assam, phía Đông nam Ấn Độ thực hiện công việc của mình một cách nghiêm túc.
Hàng tháng, cô Bedia tổ chức các buổi gặp mặt để hướng dẫn cho các bà mẹ mới sinh và đang mang thai về tầm quan trong của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. Tiếp đó, cô đến thăm các gia đình của họ để củng cố các thông điệp về cách chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe hợp lý cho các đứa trẻ mới sinh.
Các chuyến thăm tại gia đình
“Trước khi có các cán bộ của Trung tâm Angawadi, mặc dù các bác sĩ tư vấn nên nuôi con bằng sữa mẹ nhưng các bà mẹ vẫn cho trẻ ăn sữa dê theo truyền thống của họ và để phân dê vào dây rốn như một loại thuốc chữa bệnh”, cô Bedia nói, người được sinh ra và lớn lên ở vùng đất chè, nơi mẹ cô làm công việc chính là hái chè.
|
© UNICEF India/2010/Purshotam |
Bà mẹ trẻ Monika Bedi đang cho cô con gái Mohima, một tháng rưỡi, bú tại nhà ở vùng chè Nahortoli thuộc bang Assam, Ấn Độ.
|
Cô Bedia nói tiếng Sadri, một ngôn ngữ địa phương. Trong buổi làm việc với các bà mẹ, cô giúp họ củng cố các thông điệp sức khỏe đã được phát sóng trên tivi và đài phát thanh. Các chuyến viếng thăm giúp cả gia đình biết được tầm quan trọng của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong chuyến thăm này, cô Bedia cũng nhấn mạnh cách vệ sinh đúng và vai trò của việc rửa tay bằng xà phòng.
Cô Bedia cho biết “bất cứ chuyến đi thăm các gia đình nào, chúng tôi cũng đều nói chuyện với tất cả các thành viên trong gia đình – gồm bố mẹ, ông bà, các cô gái vị thành niên”. “Họ tin tưởng vào những điều tôi nói”.
Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ
Hàng năm, gần hai triệu trẻ em Ấn Độ tử vong khi chưa đầy năm tuổi mà phần lớn do các nguyên nhân có thể phòng tránh được. UNICEF ước tính chỉ có khoảng 46% trẻ sơ sinh Ấn Độ được bú mẹ hoàn toàn – một thực hành giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi suy dinh dưỡng và có một khởi đầu tốt đẹp.
|
© UNICEF India/2010/Purshotam |
Cán bộ y tế Durowpadi Bedia tiếp xúc với những đứa trẻ sau buổi nói chuyện với các bà mẹ mới sinh và đang mang thai ở vùng chè Nahortoli, thuộc bang Assam Ấn Độ.
|
Ở Assam, Chính phủ cùng với các đối tác UNICEF và các tổ chức phi chính phủ trong nước đã xây dựng một chiến lược liên ngành giúp làm tăng một cách đáng kể tỷ lệ trẻ được nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Theo TS. Victor Aguayo, Trưởng Chương trình Dinh dưỡng và Phát triển của Trẻ em, UNICEF Ấn Độ, “không có bằng chứng nào trên thế giới nghi ngờ rằng việc tư vấn và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ là can thiệp quan trọng nhất đối với sự sống còn của trẻ”.
Quan niệm truyền thống
Paul Taulfrank, điều phối viên Chương trình Vì sự sống còn của trẻ thơ ở Quận Dibrugargh, làm việc cho chi nhánh của Hiệp hội chè Ấn Độ ở Assam (ABITHA). Hiệp hội khuyến khích việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ở địa phương, cụ thể là làm thay đổi quan niệm truyền thống về sữa non, hay còn gọi là “sữa đầu tiên”, một loại sữa mẹ giàu dinh dưỡng tiết ra trong vòng 24 giờ sau sinh.
Ở Assam, trước đây, sữa non được coi là “sữa bẩn” và thường được vắt bỏ.
|
© UNICEF India/2010/Purshot |
Monika Bedia bế cô con gái Mohima tại nhà ở vùng chè Nahortoli, thuộc bang Assam, Ấn Độ
|
“Chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Họ không nghe chúng tôi, và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thì rất cao”, ông Taulfrank cho biết. “Một nhóm đã đi xuống cộng đồng. Phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục người dân. Nhắc đi nhắc lại cùng một thông điệp, và cuối cùng họ hiểu và tin theo.”
Các cán bộ y tế và dinh dưỡng của từng làng họp hàng tháng tại Trung tâm sức khỏe cộng đồng Angawadi. Họ liệt kê danh sách các bà mẹ, những ai đang mang thai 3 tháng cuối hoặc đang cho con bú, sau đó xây dựng lịch trình thăm từng nhà. Mỗi bà mẹ được viếng thăm ba đến bốn lần một tháng.
“Bây giờ thì các bà mẹ hiểu được sữa mẹ có vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe của đứa trẻ của họ,” bà Jeroo Master, trưởng Văn phòng thực địa của UNICEF tại Assam nói. “Có được các cán bộ y tế và dinh dưỡng tích cực khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ đến tận cấp thôn bản sẽ giúp mỗi đứa trẻ có được khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.”
Xây dựng niềm tin
Bà mẹ trẻ Monika Bedi đặt tên cô con gái một tháng rưỡi tuổi của mình là Mohima, nghĩa là “điều may mắn”. Chồng của cô, anh Motilal, làm việc trong nhà máy chè.
Bà mẹ trẻ trong trang phục truyền thống màu trái cây hồng, cam và xanh da trời, một miếng mạ màu vàng cam trang trí mái tóc được búi gọn gàng. Ngôi nhà ngăn nắp, em bé được quấn trong chiếc chăn màu xanh da trời, mái tóc bôi dầu và có vệt phấn trên trán để tránh ánh mắt của quỷ dữ.
Cô Bedi học từ người mẹ truyền thống là vắt bỏ sữa non. Nhưng những nhân viên y tế, người mà cô gọi là “baideo”, hoặc “chị gái”, cho cô biết tầm quan trọng của sữa non và việc cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
“Khi họ đến và nói chuyện bằng ngôn ngữ của chúng tôi, tôi hiểu nhiều hơn”, cô Bedi nói. “Tôi cảm thấy rất mến họ”.
Bé Mohima lớn nhanh hơn rất nhiều kể từ khi sinh và không mắc phải bệnh tiêu chảy. “Tôi thấy rằng sữa mẹ là tốt nhất”, cô Bedi nói. “Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, em bé sẽ rất khỏe mạnh.”