(Alive & Thrive) Sữa non mà cơ thể bạn tạo ra khi sinh con giúp cung cấp kháng thể và giúp ngăn ngừa bệnh vàng da cho cơ thể non nớt của trẻ. Từ ngày thứ hai cho đến ngay thứ sáu sữa của bạn sẽ về nhiều hơn. Lượng sữa sẽ tăng dần theo thời gian, bạn có thể sẽ cảm thấy hai bầu vú căng đầy (cương tức sữa). Tình trạng căng đầy như vậy sẽ giảm dần trong khoảng từ 12 đến 48 giờ. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của hiện tượng cương tức sữa bạn nên làm theo những điều sau:
- Cho trẻ bú sớm và bú thường xuyên (ít nhất là 8 lần một ngày).
- Hãy chú ý tới những dấu hiệu khi trẻ đói để cho trẻ bú kịp thời.
- Nếu trẻ ngủ quá 2 -3 tiếng vào ban ngày, và quá 4 tiếng vào ban đêm, bạn cần đánh thức trẻ để cho trẻ bú.
- Khi cho trẻ bú bạn nên để cho trẻ bú hết một bên rồi mới chuyển qua bên kia, làm như vậy sẽ đảm bảo được rằng con bạn được bú cả sữa đầu lần sữa cuối.
- Để trẻ ngậm bắt vú dễ dàng hơn thì bạn có thể đặt một miếng gạc ẩm và ấm lên bầu vú và vắt một ít sữa trước mỗi bữa bú.
- Sử dụng miếng gạc lạnh giữa các bữa bú, hoặc bạn cũng có thể dùng lá bắp cải rửa sạch, ướp lạnh đặt trực tiếp lên ngực (bên trong áo ngực) và cứ 2 giờ thay một lần.
- Sử dụng biện pháp làm mềm ngực bằng cách tạo ra tác động ngược để làm cho quầng vú trở nên mềm hơn.
Bạn nên tới gặp nhân viên y tế để được tư vấn nếu như:
- Bạn vẫn cảm thấy bầu vú không có dấu hiệu chuyển biến tích cực, tức là bạn vẫn cảm thấy không thoải mái và đau nhức sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp nói trên.
- Bạn bị sốt trên 38oC, kèm theo đó là đấu hiệu ngực bị sưng/ đỏ/ đau, và có các triệu chứng giống như cảm cúm.
- Trẻ không thể ngậm bắt vú.
- Sau 3 - 4 ngày mà trẻ không phải thay 5 đến 6 tã giấy/ngày (hoặc 6 đến 8 tã vải)
Miền - Hằng