Chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ
I. Các Nghị định, thông tư hướng dẫn:
  1. Nghị định số 23 ngày 18/04/1996 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những qui định riêng đối với lao động nữ. Các Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2012 chưa hoàn thiện.
  2. Nghị định số 152 ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

II - Chính sách việc làm, tuyển dụng và sử dụng lao động nữ Nhà nước:

  1. Có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng lao động nữ (Điều 12 BLLĐ).
  2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để Lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà (k2 Điều 153 Bộ luật lao động).
  3. Có chính sách đào tạo thuận lợi cho Lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
  4. Nhà nước có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của Lao động nữ

  

Người sử dụng lao động:

                                             

1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác

2.Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc

4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

5. Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản…

 Công việc không được sử dụng Lao động nữ

1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.

3. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.

   
  
III. Chế độ thai sản

Quyền lợi của Lao động nữ:





1. Được ưu tiên nghỉ 30 phút, 60 phút trong thời gian hành kinh, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Được nghỉ 3 ngày khi kết hôn.

3. Lao động nữ có thai được nghỉ đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày

4. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

5. Trong thời gian mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động

6. Lao động nữ có thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (Điều 156 Bộ luật lao động)

Chế độ nghỉ thai sản:

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng

2. Lao động nữ có thể trở lại làm việc sớm hơn khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng với điều kiện theo qui định của pháp luật.

  
  

3. Lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:

+ 10 đến 50 ngày khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu (tùy theo tuổi thai);

+ 30 đến 90 ngày nếu con sinh ra bị chết (tùy theo tuổi của trẻ).

Mức hưởng chế độ nghỉ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

4. LAO ĐộNG Nữ được nhận trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi: Mức trợ cấp bằng 2 tháng lương tối thiểu chung

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và chăm sóc con nhỏ bị ốm:

1. LAO ĐộNG Nữ sau thời gian nghỉ thai sản (Điều 30, k1, k Điều 31 Luật BHXH) mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ từ 5 ngày đến 10 ngày trong 1 năm.

Mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ ở gia đình

Mức hưởng 1 ngày bằng 40% mức lương tối thiều chung nếu nghỉ ở cở sở tập trung

2. Thời gian nghỉ chăm sóc con ốm đau (k1 Điều 24 Luật BHXH):

Con dưới 7 tuổi ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.


Mức hưởng 75% mức lương đóng BHXH:

+ Con dưới 3 tuổi: 20 ngày làm việc trong 1 năm

+ Con đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuồi: 15 ngày làm việc trong 1 năm

 

Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012

Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012 được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII có 6 chương, 33 điều, tăng 2 chương và 14 điều so với Luật Công đoàn 1990

 

Địa vị pháp lý của Công đoàn

Tiếp tục khẳng định

Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện”

thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

Quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật và tham dự các phiên họp

Tiếp tục được qui định trong Luật CĐ 2012 tại Điều 12, 13:

Tổng Công đoàn Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn hoặc quyền, nghĩa vụ của người lao động.

Tổng Công đoàn Việt Nam tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;

Công đoàn các cấp tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Ủy ban nhân dân cùng cấp; tham dự hội nghị, cuộc họp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng cấp.

Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn

Quyền của đoàn viên: Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm; Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp; Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn...

Trách nhiệm của đoàn viên:

Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn

1. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.

2. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

3. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.

4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.

6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể quy chế dân chủ cơ sở.

7. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.

9. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

 




Cập nhật: 22/09/2014
Lượt xem: 5498
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™