Thiếu Vitamin D trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ, và em bé sau này.
Dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ nhỏ
- Dấu hiệu rụng tóc vành khăn
- Trẻ quấy khóc nhiều về đêm
- Dấu hiệu lông ngực hình gà.
- Dấu hiệu chuỗi hạt sườn.
Những hậu quả cho con:
Mẹ thiếu vitamin D:
- Bé có thể bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ và sau khi bị chậm phát triển xương, biến dạng xương, xương mềm.
- Cân nặng sơ sinh thấp.
- Rối loạn phát triển xương và răng dẫn tới chậm phát triển xương, biến dạng xương, sâu răng sớm sau này.
Biểu hiện khi trẻ sinh ra đã bị còi xương:
- Trẻ khóc nhiều về đêm (khóc dạ đề)
- Trẻ có thóp rộng đường kính thóp 4-5cm trở lên
- Khe khớp giữa các xương sọ rộng
- Trẻ sớm bị bẹt đầu sau khi sinh.
- Trẻ có tình trạng hạ canxi máu, có thể co giật chân tay do hạ canxi máu.
- Phát triển thể chất bị chậm lại, có thể để lại những hậu quả lâu dài.
- Giảm khả năng miễn dịch, dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và hen.
Những hậu quả đối với mẹ:
- Dễ bị sản giật
- Dễ bị sinh non.
- Dễ bị loãng xương, gầy xương sau này.
- Có nguy cơm mắc một số bệnh mạn tính khác.
Biểu hiện thiếu vitamin D ở phụ nữ có thai:
- Thường là kín đáo và dễ bị bỏ qua.
- Các dấu hiệu hay gặp: Đau do co cứng cơ (chuột rút, đau lưng, đau xương cổ tay, nhức mỏi xương...).
- Vitamin D trong máu thấp.
Các nguyên nhân thiếu vitamin D:
- Vitamin D cung cấp không đủ: vì các loại thức ăn không chứa hoặc chứa rất ít vitamin D.
- Không thường xuyên tiếp xúc ánh nắng.
- Hiện nay tình trạng phụ nữ mang thai không được cán bộ y tế tư vấn sử dụng vitamin D trước, trong thai kỳ vẫn còn phổ biến.
Phòng bệnh còi xương thiếu vitamin D như thế nào:
- Phụ nữ mang thai cần được tắm nắng hàng ngày 15-20 phút/ngày
- Nếu không có điều kiện tắm nắng thì nên được tư vấn Bác sỹ về việc bổ sung vitamin D.
- Ăn những thức ăn giàu canxi như cá tôm, cua, trứng, sữa…
Nguồn: Viện Dinh dưỡng