Táo bón là hiện tượng trẻ giảm tần xuất bài xuất phân bình thường, kèm theo đi khó và đau khi bài xuất phân rắn, khô hoặc quá to.
Trẻ em được gọi là táo bón khi tần xuất bài xuất phân là:
- Trẻ sơ sinh dưới 2 lần ỉa trong 1 ngày
- Trẻ bú mẹ dưới 3 lần ỉa trong một tuần (trên 2 ngày ỉa một lần)
- Trẻ lớn dưới 2 lần ỉa trong một tuần (trên 3 ngày ỉa một lần)
Táo bón có thể xảy ra cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng, tái phát nhiều đợt.
Triệu chứng
- Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu
- Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng
- Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn.
1. Chẩn đoán nguyên nhân.
a. Táo bón do ăn uống- Ăn chưa đủ số lượng
- Trẻ ăn sữa bò, pha sữa không đúng tỉ lệ
- Ăn ít chất xơ: chỉ ăn nước không ăn cái, không ăn rau, quả.
- Uống ít nước.
b. Do yếu tố tâm lý.
Thói quen nhịn ỉa do:
- Sợ bẩn, sợ đau khi ỉa, lười rặn, sợ thối
- Trẻ sợ cô giáo không dám xin phép đi ngoài.
c. Do thuốc
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc ho có codein
- Viên sắt
d. Bệnh toàn thân
- Còi xương
- Suy dinh dưỡng
- Thiếu máu
e. Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa
- Dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn
- Nứt kẽ hậu môn.
2. Điều trị khi trẻ táo bón: điều trị theo nguyên nhân
2.1 Điều chỉnh lại chế độ ăn
- Uống nhiều nước
+ Nhu cầu nước trong ngày của trẻ (bao gồm cả sữa và thức ăn):
Trẻ < 10 kg cần 100 ml/ kg/ ngày.
Trẻ > 10 kg cần 1000 + 50 x n (n là số cân nặng sau 10 kg).
Ví dụ: trẻ 3 tuổi nặng 14 kg nhu cầu nước sẽ là: 1000ml + 50 x 4 = 1200 ml/ ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
- Trẻ lớn: tập thói quen ăn nhiều rau, quả chín.
- Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo nước uống có chocolat, cà phê.
- Điều trị táo bón cho mẹ nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú bằng chế độ ăn uống
2.2 Luyện tập
- Tăng cường vận động cơ thành bụng và co tròn hậu môn: chạy nhảy nô đùa, tập thể dục.
- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (10 – 15 phút/ lần).
- Vệ sinh đại tiện: tập cho trẻ đại tiện đúng giờ qui định, trẻ nhỏ thì xi ỉa hoặc cho ngồi bô.
2.3 Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có
2.4 Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C...
2.5 Thụt tháo
- Là biện pháp cuối cùng, nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi biện pháp trên mà trẻ vẫn không đi ngoài được.
- Nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỉ lệ 5%, hoặc thuốc thụt hậu môn.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng