Dinh dưỡng cho trẻ nôn trớ  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Nôn, trớ là một triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng.

Cần phân biệt giữa nôn và trớ

Nôn là hiện tượng thức ăn chứa đựng trong dạ dày hoặc ruột bị đẩy ra ngoài một cách tùy ý hay không, do sự co bóp cơ trơn dạ dày ruột kèm theo sự co thắt của các cơ vân thành bụng.

Trớ là luồng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn, không có sự co thắt của các cơ vân mà căn nguyên đơn thuần thường do thực quản

Chẩn đoán nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ em

Nôn do ăn uống:

  • Ép trẻ ăn quá nhiều

  • Bú mẹ quá no

  • Dị ứng sữa bò

  • Ngộ độc thức ăn

  • Bú bình không đúng cách: không nghiêng bình để sữa ngập cổ bình.

  • Bú vú giả

  • Ăn xong đặt trẻ nằm ngay

Nôn do rối loạn thần kinh thực vật

  • Xuất hiện sớm trong ngày đầu tiên sau đẻ

  • Thời kỳ ăn thức ăn lỏng: bú sữa mẹ hoặc sữa bò

  • Nôn trong khi ăn hoặc sau khi ăn

  • Trẻ ít bị sụt cân

Nôn do bệnh tật

  • Bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn cấp tính (viêm họng, viêm amidal, viêm phổi, tiêu chảy, bệnh viêm..)

  • Ngoại khoa, tiêu hóa: Lồng ruột, tắc ruột.

  • Nôn trong một số bệnh toàn thân: còi xương, táo bón, suy dinh dưỡng.

  • Dị tật bệnh bẩm sinh:

-  Hẹp phì đại môn vị: nôn thường xuất hiện khi trẻ 2 tháng tuổi, nôn liên tục, nôn nhiều, làm trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chẩn đoán bằng cách siêu âm dạ dày.

- Các dị tật về thực quản: hẹp thực quản, hở eo thực quản: chẩn đoán bằng siêu âm thực quản.

Xử trí khi trẻ nôn trớ:

Nôn không do nguyên nhân bệnh tật

+ Nôn do các bệnh cấp tính: Nếu trẻ nôn đột xuất kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh thì phải gửi trẻ đi bệnh viện ngay, nhất là có kèm theo các triệu chứng của bệnh não màng não, hoặc các bệnh về ngoại khoa như: lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột hoại tử...

+  Nôn do các bệnh bẩm sinh: cần chẩn đoán phát hiện sớm các trường hợp nôn do các dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

+ Nôn do sai lầm trong ăn uống (xử trí theo nguyên nhân)

  • Cho trẻ ăn đầy đủ, cân đối và phù hợp theo nhu cầu của lứa tuổi.

  • Không nên cho trẻ ăn nhanh, ăn nhiều một bữa (nên kéo dài khoảng 25 – 30 phút/ bữa).

  • Nên chia nhỏ bữa ăn, giảm số lượng ăn trong 1 bữa.

  • Sau ăn không nên đặt trẻ nằm ngay, bế trẻ cao đầu 15 – 20 phút sau đó đặt trẻ nằm nghiêng.

  • Trẻ không bú mẹ nên cho ăn sữa bằng cốc hoặc thìa, trẻ bú bình cho nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt phải không khí.

  • Sử dụng thức ăn đặc hơn khi trẻ đã 6 tháng tuổi bằng cách dùng nước cháo pha sữa, bột quấy bột đặc dần lên.

  • Dùng 1 số loại thuốc ức chế co bóp dạ dày: mutilium M, prinperan...

Lưu ý: Khi trẻ nôn đặt trẻ nằm nghiêng một bên, đầu thấp để chất nôn không bị hít vào đường thở tránh cho trẻ khỏi bị sặc.


Nguồn: Viện Dinh dưỡng

Cập nhật: 19/10/2014
Lượt xem: 3972
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™