Từ 24-36 tháng, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục phát triển nhanh (tốc độ chậm hơn khi dưới 18 tháng), bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện.
Mỗi quý, trẻ tăng 200-300g, chiều cao tăng 2-3cm.
Mặt khác, trẻ hoạt động nhiều hơn nên cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng khá lớn. Đến 24 tháng trẻ không bú sữa mẹ nữa và đã có 20 răng sữa nên đã có thể ăn được cơm thường như người lớn song phải mềm dễ tiêu hóa và hấp thu. Khẩu phần ăn hàng ngày không hợp lí về số lượng cũng như khâu chế biến chưa tốt sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu.
Bước đầu, trẻ có khả năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự lấy nước uống.
Chế độ ăn của trẻ 24-36 tháng tuổi.
- Trẻ ăn cơm nát
- Năng lượng cần đảm bảo cho trẻ: 100-1300 Kcal cho một ngày đối với một trẻ, ở nhà trẻ cần phấn đấu đạt 60 -70% nhu cầu trên.
- Mỗi ngày, trẻ được ăn 4-5 bữa, trong thời gian ở nhà trẻ, trẻ được ăn ít nhất 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Ta có thể cho trẻ ăn theo chế độ trong ngày như sau:
- Sáng: sữa đậu nành x 1 cốc.
- Trưa; cơm, thịt rau x 2 bát con + chuối tiêu 1 quả
- Giữa chiều: cháo tôm (một bát con)+ đu đủ: 200g
- Chiều: cơm đậu phụ + rau x 2 bát con
- Tối: sữa bò x 1 cốc (khoảng 200ml)
- Cần chế biến cho trẻ ăn 2 món trong bữa chính là thức ăn mặn và canh.
- Hàng ngày cho trẻ uống đủ nước từ (1,5-1,6 lít/ ngày) (dưới dạng thức ăn và nước uống).
Nguồn: Viện Dinh dưỡng