Biếng ăn, kém hấp thụ: thực trạng và giải pháp hiện nay  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Biếng ăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Tại Viện Dinh dưỡng quốc gia, số trẻ đến khám suy dinh dưỡng vì lý do biếng ăn ở mức rất cao (tỷ lệ 45,9 – 57,7%)

Con biếng ăn, kém hấp thu – nỗi lo không của riêng ai

Tình trạng biếng ăn, kém hấp thu gây không ít lo lắng cho các phụ huynh. Bởi khi biếng ăn, trẻ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể đặc biệt các vi chất quan trọng như kẽm, lysin, vitamin nhóm B… Việc thiếu hụt vi chất lại khiến trẻ biếng ăn hơn, lâu dần đến tình trạng giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng, hạn chế phát triển chiều cao và trí tuệ.

Bé Bông, con chị Nguyễn Thị Hoài Thu, Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh là một trường hợp biếng ăn điển hình. Khi bú mẹ hoàn toàn, mỗi tháng bé đều tăng 800 – 1000gr. Nhưng khi bắt đầu ăn dặm, bé chỉ hào hứng vài ngày đầu, sau trở nên không hợp tác. Bé thường xuyên phun thức ăn, không phun thì lại ngậm đến chảy nước ra. Bữa ăn kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ. Hệ quả, hai tháng liền bé không tăng cân, tháng thứ ba thậm chí còn sụt cân. Biếng ăn, thiếu cân khiến sức đề kháng giảm, bé thường xuyên ốm, khi ho, khi chảy nước mũi, trận này chưa qua trận khác đã tới.

Cũng bị thiếu cân như bé Bông nhưng cu Bin, con chị Nguyễn Phương Thảo, P. Bắc Lệnh, Lào Cai lại là một trường hợp khác. Bé ăn uống được, không quá khó ăn, không bỏ bữa bao giờ, không nôn trớ nhưng mãi không lên cân. Hai vợ chồng chị mua bao nhiêu thức ăn dinh dưỡng như ruốc cóc, tổ yến… về tẩm bổ cho con vậy mà cân nặng của Bông vẫn "dậm chân tại chỗ". Chị Thảo xoay sang áp dụng phương pháp chia nhỏ bữa ăn rồi cho con ăn tự do mà cả năm trời cân nặng cu Bin vẫn dừng ở ngưỡng 11,5 kg. Bộ quần áo mua khi gần 2 tuổi tới 3 tuổi vẫn mặc vừa. Mỗi lần đón con ở lớp, nhìn các bạn phổng phao, khỏe mạnh, con mình thì còi dí chị không khỏi xót xa.

Giải quyết tình trạng biếng ăn giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng

Làm thế nào để con ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn là điều mà những phụ huynh như chị Thảo, chị Cẩm vô cùng trăn trở. Xu hướng giải quyết tình trạng biếng ăn kém hấp thu ở trẻ hiện nay là bổ sung các vi chất dinh dưỡng và năng lượng thiếu hụt để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Phương pháp này sẽ không chỉ giúp trẻ ăn ngon và hấp thu tốt mà còn có sự phát triển cân đối chiều cao – thể chất – trí tuệ, không rơi vào tình trạng béo phì (với nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu khi còn trẻ).

Một số vi chất dinh dưỡng hiện nay đang được khuyến cáo sử dụng: kẽm, selen, vitamin nhóm B, lysin, taurin…

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thanh Danh, GĐ Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh và BS Tạ Thị Anh Hoa (nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm – số 2 tháng 11 năm 2003) việc bổ sung kẽm có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Thiếu kẽm có thể dẫn tới tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú kéo dài. Việc bổ sung kẽm hợp lý sẽ giúp cải thiện vị giác, giúp trẻ thèm ăn một cách tự nhiên.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B6) hỗ trợ quá trình sản sinh năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ kém hấp thu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó việc bổ sung acid amin là hết sức cần thiết đặc biệt là lysin và taurin. Ngoài việc giúp hình thành và phát triển hệ thần kinh, lysin còn có tác dụng tăng cường hấp thu, giảm thải trừ Canxi, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Taurin là thành phần  quan trọng  của acid mật, giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất béo. Taurin là thành phần quan trọng của acid mật giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất béo cho cơ thể.

Việc bổ sung các vi chất kể trên sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện các chức năng của cơ thể đồng thời bổ sung năng lượng hỗ trợ tăng cường chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, để khắc phục chứng biếng ăn của trẻ một cách triệt để, các phụ huynh nên lưu ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn cân đối 4 nhóm chất, phân chia lượng ăn dặm và sữa hợp lý đối với trẻ ăn dặm…) và tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ.

Một số thói quen ăn uống “nuôi dưỡng” giặc “biếng ăn” cần được xóa sổ:

-          Để bữa ăn kéo dài quá lâu

-          Cho trẻ ăn vặt nhiều (snack, nước ngọt, bánh kẹo…)

-          Vừa cho ăn vừa đi chơi…

-          Nịnh trẻ ăn bằng bánh kẹo, đồ chơi…

Báo Sức Khỏe Đời Sống
Cập nhật: 29/08/2016
Lượt xem: 10375
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™