Một số thực phẩm dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là rất phù hợp với thể chất và sự phát triển của bé 29 – 32 tuần tuổi.
Trong giai đoạn này, khả năng phân giải các chất béo trong cơ thể bé diễn ra mạnh mẽ. Vì thế bạn có thể cho bé ăn đồ luộc, rán nhưng phải là những thực phẩm mềm như bắp cải, bí, cà tím, trứng. Cũng có thể cho bé ăn các món thịt luộc, cá luộc hay ngũ cốc hầm. Một số món ăn dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là rất phù hợp với thể chất và sự phát triển của bé 7-9 tháng tuổi.
Cháo
Trong các loại cháo cho các bé trong độ tuổi này, cháo gạo và cháo kê được coi là tốt nhất. Cháo cần được nấu chín nhừ, có độ sánh nhuyễn nhất định nhưng không được khê hay để bén nồi.
Mì
Các loại mì có vị nhạt, sợi nhỏ, mềm, không dai nấu với thịt băm và rau là một trong những món ăn khoái khẩu của các bé. Bạn nên chọn mì tươi hoặc mì ống sợi nhỏ để nấu cho bé, nên hạn chế sử dụng mì ăn liền. Ở một số nước, các bà mẹ còn cho thêm một ít sữa bò khi nấu món mì cho con để tăng thêm chất dinh dưỡng và độ ngon.
Cùng được làm từ nguyên liệu bột mì, bánh bao và bánh mì tươi cũng là món dễ ăn với các bé mà mẹ không mất công chế biến nhiều.
Cá
Thịt cá mềm, có hàm lượng canxi phong phú, thịt một số loại cá còn tốt cho tiêu hóa. Vì thế, cá phù hợp để làm thực phẩm bổ sung cho các bữa ăn của bé.
Cách chế biến hấp, luộc sẽ giữ được vị tươi ngon của các loại cá. Bạn nên lựa chọn cá tươi, ít xương (hoặc xương mềm), nhiều thịt. Khi chế biến cho bé ăn nên để vị nhạt một chút, không cần cho nhiều muối hoặc gia vị. Bạn cũng có thể băm nhỏ thịt cá rồi viên nhỏ đem hấp chín để thay đổi khẩu vị và cách thưởng thức món ăn của bé.
Thịt gà
Trong các loại thịt động vật, thịt gà là một trong những thực phẩm dễ tiêu hóa nhất. Khi mới cho bé tập ăn thịt ở giai đoạn này, bạn nên chọn thịt gà xé nhỏ rồi cho bé ăn khoảng nửa thìa cà phê (hoặc nhiều hơn chút ít tùy từng bé). Tuy nhiên, cũng giống với cá, thịt gà nên chế biến với vị nhạt một chút, dù là chiên hay luộc.
Đậu tương
Một chế phẩm “nổi tiếng” của đậu tương là những miếng đậu phụ mềm, thơm, có chứa nhiều protein thực vật, vừa dễ ăn lại vừa bổ dưỡng. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế cho bé ăn đậu phụ trong các món salad mà thay vào đó là các món đậu phụ được chế biến nóng như canh đậu phụ, đậu phụ chiên với lòng đỏ trứng.
Bên cạnh đậu phụ, bạn cũng có thể cho bé làm quen với nước đậu nành (đã được nấu chín kĩ) nhưng không nên uống quá nhiều vì dễ gây đầy bụng.
Nguồn: Tri thức trẻ