Trẻ con thường có những nỗi sợ tâm lý rất khó giải quyết. Chuyện kén ăn đôi khi cũng xuất phát từ những nỗi sợ mơ hồ như “sợ ăn rau” mà chẳng vì lý do gì.
Do đó, để trẻ chịu ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm để hấp thu đầy đủ dưỡng chất, mẹ cần giúp trẻ giữ nguyên hứng thú với bữa ăn như khi vẽ một bức tranh thường hay tham gia một trò chơi vui nhôn. Mẹ có thể tham khảo những bí quyết giúp trẻ hào hứng hơn với bữa ăn như sau:
Thêm nhiều sắc màu sống động vào bữa ăn của trẻ: Màu sắc của những món đồ chơi là yếu tố tạo nên sự vui thích của trẻ. Với bữa ăn cũng vậy, việc sáng tạo với đồ ăn để tạo nên những phần ăn giàu màu sắc mà hình thù sẽ tạo cảm hứng cho bữa ăn của bé... Những miếng cà rốt được cắt tỉa khéo léo và sắp xếp thành hình ông mặt trời bắt mắt là một gợi ý thú vị để mẹ bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn của bé.
Ăn cùng với “bạn”: Trong bất kỳ hoạt động nào, trẻ cũng thích thú hơn khi xuất hiện những người bạn cùng thi đua với mình Vì vậy, mẹ có thể thử hòa nhập vào thế giới trẻ thơ của con - mời những “người bạn” đặc biệt cùng ăn với con. Khéo léo “biến” bé thành một cô công chúa đang tham gia bữa ăn cùng bạn gấu Teddy đáng yêu hẳn sẽ là cách để trẻ tìm thấy sự vui thú ngay trong bữa ăn hàng ngày.
Không ép ăn: Dù tham gia các trò chơi hay vẽ một bức tranh, yếu tố đầu tiên để cảm thấy vui thích đó là trẻ tự nguyện tham gia. Tương tự, trong bữa ăn, điều quan trọng để trẻ cảm thấy ngon miệng đó là tham gia một cách tự nguyên. Việc ép ăn sẽ gây ra phản ứng tâm lý tiêu cực đối với trẻ nhỏ. Do đó, mẹ hãy để nhu cầu ăn uống xuất phát từ chính bản thân của trẻ, cho bé được quyết định khẩu phần ăn của mình.
Bổ sung thêm các dưỡng chất vào bữa ăn cho trẻ
Việc cho phép con ăn uống theo nhu cầu tuy có thể giúp trẻ thích thú hơn với việc ăn uống nhưng thường khiến ba mẹ trẻ lo lắng vì các loại thực phẩm mà trẻ hấp thu mỗi ngày không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động mà còn đóng vai trò quan trong đế sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trong giai đoạn này, để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất, các mẹ cần chú ý phối hợp sao cho thực đơn mỗi ngày có đầy đủ các thành phần như sau:
- Chất đường bột: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cho hoạt động của não bộ và là thành phần chính trong các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, nui, khoai, đậu…
- Chất đạm: là thành phần không thể thiếu giúp “xây dựng” cơ thể, tạo khối cơ, tạo máu và hình thành men tiêu hóa và kháng thể… Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, tôm, cua… chính là các loại thực phẩm giàu đạm mà các mẹ có thể dễ dàng phối hợp cho thực đơn mỗi ngày của trẻ.
- Chất béo là nguyên liệu tạo nên tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh. Bên cạnh đó, chất béo còn là yếu tố không thể thiếu để cơ thể hấp thục các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K. Các chất béo thiết yếu như omega-3 từ cá basa, cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá trích và các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cũng là những thành phần không thể thiếu để não bộ trẻ được phát triển toàn diện.
- Các vitamin và khoáng chất như vitamin A giúp trẻ sáng mắt, vitamin C tăng cường sức đề kháng, vitamin D chống vàng da dẫn đến còi xương, vitamin nhóm B1, B6 ngăn ngừa trầm cảm, các loại khoáng chất như kali, magie, canxi, natri lại rất cần thiết trong việc chuyển hóa, giúp cơ thể trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Những loại vitamin và khoáng chất thiết yếu này thường có trong ngũ cốc thô, rau xanh, trái cây tươi…
Nguồn: Theo Tri thức trẻ