Những điều cần biết khi bước đầu cho bé tập ăn  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Bé đã bắt đầu để ý đến những món bạn bày trên bàn khi ăn? Bé cũng bắt chước bốc vài thứ? Vậy là đã đến lúc bạn nên có câu hỏi: “Con mình đã đến tuổi tập ăn rồi chăng?”

1. Cần chắc là bé đã sẵn sàng. Viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng mọi bà mẹ nên đợi cho đến khi trẻ được ít nhất 4 đến 6 tháng tuổi trước khi bắt đầu cho bé tập ăn các thức ăn đặc.

Trong khoảng thời gian này, bé sẽ có những dấu hiệu sẵn sàng, chẳng hạn như ngồi thẳng được mà không cần nâng đỡ hay có đai bao quanh để giữ, có thể nhặt những món đồ nho nhỏ, đặc biệt là tỏ ra thích thú với những món ăn bày trên bàn hay trong chén của ba mẹ, anh chị. Cần lưu ý mọi đứa bé đều khác nhau nên quan trọng nhất là bạn để ý kỹ các dấu hiệu chứ không tuyệt đối vào khoảng thời gian lý thuyết.

2. Bắt đầu từng chút một. Bạn và bé còn rất nhiều thời gian để khám phá thế giới ẩm thực sau này, do vậy hãy tập cho bé làm quen từng chút một lượng thức ăn (khoảng nửa muỗng cà phê), và tăng lên dần dần cho đến khi bé có thể tiếp nhận lượng thức ăn vào khoảng ¼ tách.

3. Lưu ý đến các vấn đề dị ứng thực phẩm. Tiểu sử bệnh lý của gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bé sẽ nên và không nên ăn gì.

4. Cho bé mặc đồ phù hợp. Ngay cả người lớn chúng ta vẫn thi thoảng làm rơi vãi đồ ăn thì không lẽ gì không mong đợi sẽ có rơi vãi nhiều ra đồ mặc và cả sàn nhà với trẻ. Do đó hãy cho bé mặc đồ phù hợp và tránh cau có nếu có bị dây bẩn.

5. Chỉ đổi món mới một lần mỗi tuần. Thời điểm tốt nhất để thay đổi món ăn trong ngày là vào buổi sáng, lúc này bạn sẽ dễ quan sát các phản ứng của bé nếu có vấn đề gì với thức ăn như nhăn nhó, đau bụng…

6. Quan sát kỹ phân của bé. Thay đổi thức ăn từ dạng lỏng như sữa hay sền sệt như các loại bột cho đến đặc hơn một chút sẽ đồng thời khiến thay đổi màu, phẩm của phân do trẻ thải ra. Bạn cần quan sát những thay đổi này để biết thức ăn nào tốt cho trẻ, thức ăn nào gây khó tiêu mà có những điều chỉnh thích hợp.

7. Chia ra làm nhiều bữa ăn. Lưu ý là dạ dày của trẻ còn nhỏ nên việc theo đúng ba bữa lớn như người lớn là không thích hợp, bạn cần phải chia nhỏ khẩu phần ăn ấy ra là nhiều đợt một ngày.

8. Không ép buộc. Không nên biến bữa ăn thành cực hình đối với trẻ. Nếu vì lý do nào đó trẻ không thích ăn, hay chưa thấy đói (dù với bạn là đã đến giờ) bạn cũng đừng ép buộc ở độ tuổi này. Hãy để mỗi bữa ăn là sự khám phá mới mẻ.

9. Cho phép trẻ ăn chung bàn. Nên cho trẻ ngồi chung bàn với gia đình hơn là “một cõi riêng” của trẻ. Điều này sẽ khiến tăng thêm khả năng xã hội sau này của trẻ và đồng thời trẻ cũng thích được cùng quây quần bên người thân hơn.

Theo TTO

Cập nhật: 29/07/2012
Lượt xem: 6141
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™