Sự thật về sữa công thức  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ
Chắc chắn rằng những cha mẹ cho con uống sữa công thức – và phần lớn cha mẹ ở Canada có cho con ăn sữa bột – đều không biết nhiều về nó. Một lí do là vì không dễ gì tìm kiếm được một nguồn tin đáng tin cậy mà không bị dối trá về sữa bột. Có những người muốn các cha mẹ không tiếp cận với những nguồn tin đó, nhưng họ không muốn nói ra vì sợ là mang tiếng quảng cáo cho sữa bột, họ đưa ra những thông tin mơ hồ và đôi khi là sai lệch với rất ít chi tiết thuyết phục. Và có những người khác thì cố gắng đứng ở giữa cân bằng hai bên, và trong cái nỗi lực để tránh cho lương tâm mình bị cắn rứt, thì họ nói giảm nhẹ đi cái sự khác biệt nữa sữa bột và sữa mẹ.

Có một điều mà tất cả các nguồn tin đều đồng ý – ít ra thì họ công khai nói như vậy – là sữa mẹ là tốt nhất. Và trong cái thời điểm người ta tranh cãi vậy, thì sữa bột nằm im lặng trên quầy hàng, không bị lôi ra để bàn tán. Chúng ta nghe và đọc nhiều về sữa mẹ, nhưng ít khi đọc về sữa công thức. Cũng đã đến lúc làm một điều đúng đắn và đưa ra những câu trả lời thẳng thắn.

Trong sữa công thức có gì?
Hầu hết sữa công thức cho trẻ sơ sinh đều làm từ sữa bò (ngoại trừ sữa từ đậu nành), nhưng có rất nhiều điều phải xảy ra trong quá trình từ con bò đến hộp sữa, và dĩ nhiên, tới em bé. Tóm tắt ngắn gọn lại thì nhà sản xuất bóc tách sữa bò ra thành nhiều phần khách nhau và lại gộp chúng lại với nhau, với một số thành phần được bỏ ra và một số thành phần thêm vào.

Sữa bò có hàm lượng chất béo bão hoà rất cao (saturated fat), và rất khó tiêu cho em bé, hàm lượng chất béo không bão hoà lại rất thấp (monosaturated fat), mà đây lại là thành phần chất béo chính trong sữa mẹ. Vậy nên bước đầu tiên là loại bỏ hết chất béo. Sữa tách béo sau đó được đun nóng, và sấy khô để làm ra bột. Sau đó loại chất béo mới, dưới dạng dầu thực vật, được pha trộn vào cùng với các protein, đường (lactose) và một danh sách dài các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất theo quy định để ngang bằng với sữa mẹ.

Sữa bò có hàm lượng protein cao gấp 3 lần sữa mẹ. Các chú bê con cần lượng protein này để lớn nhanh, nhưng đối với em bé của chúng ta thì lượng protein đó là quá tải cho gan và thận. Sữa bò cũng có hàm lượng đạm casein và whey – hai loại đạm có trong sữa của động vật có vú – cao hơn trong sữa mẹ. Do vậy mà các hãng sữa phải giảm các thành phần protein và đạm để lượng chỉ bằng trong sữa mẹ.

Những thành phần còn lại thì là chất để bảo quản sữa không bị hỏng và giữ cho các chất không bị tách nhau ra. Một số sữa công thức thì có chất tạo độ đặc, và sữa đặc biệt cho trẻ sinh non thì có lượng dinh dưỡng cao hơn. Bất kì loại sữa bột mới nào cũng phải đạt một số tiêu chuẩn an toàn, bao gồm cả thí nghiệm để xem những chất dinh dưỡng đó đạt tiêu chuẩn giúp bé phát triển bình thường không.

Những chất gì không có trong sữa công thức?
Sữa mẹ là một chất phức tạp mà đến bây giờ người ta vẫn chưa hiểu hết được. Danh sách những chất của sữa mẹ mà không có trong sữa công thức thì quá dài để liệt kê ra và bao gồm những men tiêu hoá, hormones, chất tăng trưởng, các kháng thể để chống lại viêm nhiễm và giúp phát triển sức đề kháng của trẻ.

Nói đơn giản hơn, sữa mẹ là vật thể sống, theo như lời James Friel, một giáo sư dinh dưỡng của trường đại học Manitoba. “Một số thành phần là tế bào sống. Chúng không chỉ đóng vai trò là chất dinh dưỡng mà còn vượt xa hơn,” ông giải thích. “Ví dụ, nếu bạn cho một chất stress oxy hoá (Oxidative Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và các chất chống oxi-hóa làm cho các chất chống oxi hóa bị vô hiệu hóa. Theo các bác sĩ điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng tế bào bất thường, một dấu hiệu báo trước ung thư.,) như là khói thuốc chẳng hạn, vào sữa mẹ, thì sữa mẹ sẽ chống lại chất đó, và sữa mẹ làm được điều này tốt hơn sữa công thức mặc dù sữa công thức có nhiều chất chống lão hoá (antioxidants) hơn. Điều này đối với tôi thật kì lạ và tôi muốn hiểu về nó rõ hơn”. Giáo sư Friel nghĩ rằng trong tương lai thì người ta có thể bổ sung tế bào sống vào sữa bột, nhưng nó sẽ không xảy ra trong một ngày gần đây.

Một loại phân tử sống (biologically active component) khá quan trọng trong sữa mẹ là loại protein tên là secretory immunoglobulinA (sIgA)/ kháng thể tiết A, và nó có khả năng gom các chất lạ (bao gồm vi khuẩn có hại) và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Nó bao phủ thành ruột, một trong những cửa ngõ đầu tiên của vi khuẩn. Sữa non, loại sữa đặc sánh mà cơ thể mẹ tiết ra trong một vài ngày đầu thì có hạm lượng sIgA rất cao.

Sữa công thức thì cũng có kháng thể sIgA này, tuy nhiên chúng không nhiều và là kháng thể của bò, nghĩa là chúng được lập trình để tìm ra các vi khuẩn gây bệnh ở bò chứ không phải ở người, và hoạt động trong máu chứ không phải trong hệ tiêu hoá. Trẻ bú bình dĩ nhiên là vẫn có sức đề kháng, nhưng chúng bị thiếu những chất đề kháng về lâu dài mà có ngay sau khi sinh từ sữa non ví dụ như sIgA.

Mối nguy hiểm lớn nhất khi thiếu sIgA là trong những tuần đầu tiên sau sinh, khi mà hệ tiêu hoá của bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Nhờ vào nhưng công nghệ tiệt trùng ngày nay, và nhiều kinh nghiệm trong chữa trị, đã làm cho những bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong này khá hiếm ở Canada. Nhưng chúng vẫn là nguyên nhân gây bệnh và tử vong cho trẻ em ở nhiều nước đang phát triển, khi mà sữa bột đôi khi được pha với nước bị nhiễm bẩn.

Một thành phần sống nữa (biological), mà chỉ có trong sữa mẹ chứ không có ở sữa công thức, chính là khả năng tự thay đổi. Sữa mẹ thay đổi khi em bé lớn dần và thay đổi qua từng cữ bú. Sữa đầu, nguồn sữa tiết ra khi bé bắt đầu bú, thì có lượng chất béo thấp. Khi em bé tiếp tục bú, lượng chất béo tăng dần, khiến cho em bé dần dần rơi vào trạng thái “phê phê” mà nhiều mẹ rất thích được nhìn con như vậy. Lượng chất béo trong sữa mẹ cũng thay đổi khi em bé qua 6 tháng, khi mà tốc độ tăng trưởng chậm dần. Trong một vài năm gần đây thì một loại sữa công thức, gọi là follow-up formula, đã được pha trộn để các thành phần phù hợp hơn với những em bé lớn hơn.

Sữa công thức gần giống với sữa mẹ tới mức nào?
Cả hai loại sữa đều duy trì sự sống cho con người, và chỉ giống nhau ở một điểm duy nhất này thôi. Các thành phần dinh dưỡng trong chất được con người chế tạo ra thì không có tính năng giống như chất sinh ra trong tự nhiên. Nhà dinh dưỡng Cristine Bradley, quản lý cấp cao của hãng sữa Mead Johnson giải thích “Về các thành phần, thì tôi có thể nói nó giống nhau như hai quả táo (apple to apple), nhưng về function (cách hoạt động) thì giống như so sánh quả táo với quả cam.”

Một vài ví dụ cụ thế như sau: Sắt được bổ sung vào sữa công thức ở thập niên 80. Tuy nhiên, chất sắt trong sữa công thức thì không dễ hấp thu như trong sữa mẹ, do vậy mà người ta phải cho thêm rất nhiều sắt vào sữa công thức để trẻ có thể hấp thụ đủ.

Một ví dụ khác là nucleotides, là thành phần của axit Nucleic AND và ARN (chất cực kì quan trọng trong bất kì dạng phân chia tế bào cơ thể sống) và giúp xây dựng hệ miễn dịch. Sau khi chúng được bổ sung vào sữa công thức vào những năm 90, Bradley có nói, thì lợi ích nó mang lại cho sức đề kháng thì không đạt kết quả như mong muốn. “Có một số vui mừng vì thành công này, sau một thời gian, nhưng sau khi có nhiều kết quả nghiên cứu không tốt đẹp thì rõ ràng là nó không được thành công như chúng tôi đã nghĩ.”

Họ đã làm gì để cải thiện sữa công thức?
Tuy rằng sữa công thức về cơ bản là khác với sữa mẹ, một số cải thiện rõ rệt đã được áp dụng trong vòng 30 năm trở lại đây, bao gồm cải thiện sự cân bằng protein và các chất béo. Các hãng sữa cũng đã bổ sung một số loại sữa, bao gồm cả sữa không có lactose, sữa đặc biệt cho trẻ sinh non và trẻ ốm yếu, sữa hydrolized với protein dễ tiêu hoá cho những bé có vấn đề với tiêu hoá.

Một phát minh mới nhất là sự bổ sung hai chuỗi chất béo không bão hoà đa nguyên (polyunsaturated fat) là DHA (docosahexaenoic) và ARA (arachidonic acid). Cả hai đều đóng vai trò chủ chốt trong phát triển trí não và đã có những học thuyết, tuy rằng chưa được chứng minh, rằng sự có mặt của DHA và ARA trong sữa mẹ là nguyên nhân vì sao trẻ bú mẹ thường có điểm cao hơn trẻ bú sữa công thức trong các bài kiểm tra về phát triển trí não.

Mùa đông vừa rồi thì các em bé ở Canada được uống những giọt sữa công thức đầu tiên có bổ sung DHA và ARA (bài viết này viết năm 2003) (được làm từ algae và fungus/nấm). Câu hỏi đặt ra là, liệu những chất bổ sung này có làm cho trẻ ăn sữa công thức thông minh hơn, như là quảng cáo “A+”? Sheila Innis, một giáo sư về dinh dưỡng cho trẻ em tại trưởng đại học British Columbia, nói rằng các nghiên cứu cho kết quả lẫn lộn. “Tôi sẽ rất đề phòng về việc đưa ra lời kết luận đó cho một em bé khoẻ mạnh sinh đủ ngày đủ tháng. Ở một nhóm nghiên cứu nhỏ, các em bé 18 tháng ăn sữa công thức có bổ sung DHA và ARA có điểm cao hơn các bé ăn sữa công thức bình thường, nhưng ở 4 nghiên cứu khác thì lại chỉ ra rằng chẳng có sự khác biệt nào. Các bằng chứng thì rõ ràng hơn ở trẻ sinh non, những bé mà sinh ra không có những chất này và các chất dinh dưỡng khác dự trữ trong cơ thể.”

Những rủi ro liên quan tới sữa công thức?
Có những rủi ro liên quan đến việc cho trẻ ăn sữa công thức. Cha mẹ cần phải biết để có thể tránh những rủi ro này.

Pha chế không đúng: Sữa công thức phải được pha chính xác theo hướng dẫn. Nhiều cha mẹ đã làm sai, đôi khi là do không biết đọc hoặc không hiểu ngôn ngữ. Một số thì cho quá nhiều nước, và điều này làm cho sữa bị thiếu dinh dưỡng, hoặc pha quá ít nước làm cho sữa không tan hết, đôi khi bố mẹ làm như vậy để tăng lượng chất dinh dưỡng. Kết quả là trẻ có thể bị thiếu nước và hại thận.

Nhiễm bẩn: Các hãng sản xuất sữa nói rằng quy trình quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là khắt khe nhất trong ngành công nghiệp thức ăn. Tuy nhiên, bất kì thực phẩm nào con người tạo ra đều có những rủi ro về nhiễm khuẩn. Những năm gần đây đã có một lượng nhỏ, bùng nổ ở một số vùng, trẻ em bị mắc một bệnh rất nghiêm trọng, một số em tử vong (hầu hết là trẻ sinh non và những trẻ có vấn đề về sức đề kháng) gây ra bởi loại vi khuẩn tên là E.sakazakii tìm thấy trong sữa bột. (Sự bùng nổ này đã khiến cho Canada khuyến khích dùng sữa ở dạng lỏng – sẽ ít rủi ro bị nhiễm bẩn hơn – cho những em bé ăn sữa công thức mà có hệ miễn dịch kém hoặc nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt).

Thông điệp cho các phụ huynh là sữa công thức của trẻ không phải là một sản phẩm vô trùng và phải được bảo quản và sử dụng cẩn thận. Dawn Walker, một y tá và cũng là cựu giám đốc của Viện Sức khoẻ trẻ em Canada, nói rằng một trogn nhưng câu hỏi bà thường gặp nhất là “tôi có thể hâm nóng lại sữa công thức không?” “Câu trả lời là không.”, bà nói. “Một khi sữa công thức đã được pha để sử dụng, nếu bạn hâm nóng lại, vi khuẩn sẽ sinh sôi một cách nhanh chóng. Điều này rất nguy hiểm.”

Bệnh tật: Theo các số liệu thống kê, trẻ ăn sữa công thức thường dễ bị mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm tai giữa, dị ứng đạm sữa, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu và viêm phổi do vi khuẩn. Tỉ lệ dễ mắc bệnh đến mức nào? Thật khó nói. Rõ ràng rằng, một số em bé (ăn sữa công thức hoặc không) có nhiễm viêm phổi, nhưng nguy cơ tiềm ẩn rất thấp. Với những bệnh thường gặp hơn như viêm tai giữa, một số nguyên nhân khác cũng làm tăng khả năng mắc bệnh – ví dụ như mẹ có hút thuốc không hoặc con có đang đi nhà trẻ không. Một nghiên cứu mở rộng đối với các bé từ 2 đến 7 tháng tuổi tìm ra rằng khả năng mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ tỉ lệ thuận với lượng sữa công thức trẻ ăn vào; những bé ăn hoàn toàn sữa công thức thì có nguy cơ cao gấp đôi (13.2%) những bé bú mẹ hoàn toàn (6.8%) trong vòng 1 tháng.

Trẻ bú bình còn có nguy cơ bị béo phì; các bé đó phát triển nhanh chóng, và trung bình thì những bé đó thường mập mạp hơn trẻ bú mẹ. Một nghiên cứu rộng rãi tại Đức với đối tượng là các bé 5 và 6 tuổi tìm thấy rằng 4.5% những bé bị béo phì là đã bú bình, so với 2.8% là tỉ lệ của các bé bú mẹ. Bởi vì bố mẹ là người quyết định bao nhiêu sữa pha trong bình và khi nào, em bé ăn sữa bình có thể không học được những tín hiệu của cơ thể tốt như bé bú mẹ theo nhu cầu. Stephanie Atkinson, giáo sư về dinh dưỡng trẻ em ở trường đại học McMaster có nói “Tôi lo lắng rằng có thể có một sự lập trình cho hệ tiêu hoá nào đó để giải thích cho sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ ăn sữa bột”

Một mối lo lắng khác là trẻ ăn sữa công thức có thể đối mặt với nguy cơ cao hơn trong việc mắc tiểu đường loại 1. Một số nghiên cứu tìm ra được nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ ăn sữa công thức cao hơn nhiều so với trẻ mà bú mẹ ít hơn 3 tháng. Một nghiên cứu khác thì lại chỉ ra rằng việc tiếp xúc với sữa bò sớm làm tăng khả năng phát triển một loại kháng thể mà được tìm thấy ở những trẻ bị bệnh tiểu đường. Không có mối liên kết nào được kết luận, nhưng một nghiên cứu toàn cầu đã được tiến hành vào năm 2002 để so sánh tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 có ảnh hưởng thế nào giữa trẻ ăn sữa công thức bình thường và sữa công thức dành cho trẻ bị dị ứng. (kết quả thì tác giả không biết vì ông viết bài này vào năm 2003).

Khi bạn cộng dồn các rủi ro với nhau, chúng thật là khó chấp nhận nổi. Tuy nhiên, để tiên đoán trước khả năng mắc bệnh của một em bé thì là điều không thể làm được. Cũng như vậy, khả năng mắc bệnh thấp cũng không phải là điều có thể khẳng định được, một số em bé bú sữa mẹ vẫn mắc bệnh viêm tai giữa và một số em bé bú bình thì lại không bị. Chúng ta cần đối mặt với điều rằng: có rất nhiều người lớn xung quanh ta lớn lên hoàn toàn từ sữa công thức.

Khi chúng ta nhìn vào sữa công thức từ khía cạnh là một bước đột phá của y học, cách để nuôi dưỡng những đứa trẻ khi mà không có sữa mẹ, thì nó khá là tốt. Vấn đề ở đây là cái thứ thay thế sữa mẹ này lại trở thành thứ cạnh tranh với sữa mẹ. Và sữa công thức thì không thể đem ra cạnh tranh với sữa mẹ được. Sau đây là ý kiến của James Friel: “Chúng ta đã sản xuất sữa công thức được hơn 100 năm và tôi dành ra 20 năm của cuộc đời mình để làm cho chúng tốt hơn. Tất cả những người mà tôi tiếp xúc trong ngành công nghiệp này đều thật thà, chăm chỉ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không thể nào sáng chế ra sữa công thức mà gần giống với sữa mẹ, và đối với tôi đó là một điều đáng buồn. Chúng tôi đã cố gắng bóc tách sữa mẹ ra thành các thành phần và lại trộn chúng lại với nhau, nhưng thực sự là không thể làm như vậy được.”

Cái thành công nhất của sữa công thức, tuy rằng nó không thể đem ra so sánh với sữa mẹ được, là nó đã trở thành thức ăn thay thế an toàn và đang được làm cho tốt hơn. Có thể là nó mãi mãi chỉ được đến vậy thôi.

Soy/Đậu nành: dành cho ai?
Khoảng 15% sữa công thức bán ra ở Canada là từ đậu nành. Sữa công thức soy được chế tạo ra cho những em bé không tiêu hoá được sữa bò. Những năm gần đây thì có một số lo lắng đã dấy lên bởi vì sữa soy có hàm lượng isoflavones cao, một hormone estrogen từ thực vật. Isoflavones được cho rằng làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và phát triển giới tính ở chuột. Không có mối liên hệ nào được móc nối tới con người, tuy rằng các nhà nghiên cứu thì đang tiếp tục nghiên cứu.

Theo Stephanie Atkinson, giáo sư về dinh dưỡng cho trẻ em ở trường đai học McMaster, sự thật về sữa công thức soy là quá nhiều bố mẹ đang sử dụng chúng không đúng cách. “Rất ít trẻ thực sự cần sữa soy”, bà nói “Những em bé không được bú mẹ mà có vấn đề về tiêu hoá sữa công thức thì tốt hơn là cho ăn sữa công thức dành cho trẻ bị dị ứng/ hydrolyzed cow’s milk formula (protein đã được predigested/làm cho dễ tiêu hoá hơn). Nhưng nhiều bố mẹ vẫn đổi sang sữa soy khi bé có vấn đề về tiêu hoá. Lí do duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra để một người mẹ cho con ăn sữa soy là nếu như người mẹ đó muốn biến con mình thành người ăn chay khắt khe.”
Nguồn: breastfeeding_blues.webs.com
Cập nhật: 23/01/2014
Lượt xem: 8625
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™