- Tạo không khí ăn uống quá căng thẳng, thúc ép trẻ ăn.
- Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.
- Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.
- Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ tiêu chảy, hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp cá tôm cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).
- Lựa chọn thực phẩm không phù hợp lứa tuổi: Cho trẻ ăn các thực phẩm không nên dùng là: những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như ngô..), thấp năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như miến, khoai. Trẻ không táo bón nhưng vẫn trộn quá nhiều đậu xanh, sen, ý dĩ… trong bột xay.
TS. Phan Bích Nga - Viện Dinh dưỡng