Vậy câu hỏi được đặt ra là làm sao để trẻ tăng cường hấp thu? Và trẻ hấp thu kém do đâu?
Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hoá với chuyển hoá. Các loại vật chất ăn vào được tiêu hóa bởi các men (ezym) ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hoá thành chất hấp thu được qua thành ruột vào máu, bạch mạch rồi được chuyển hoá thành sản phẩm cần thiết cho sự sống của mỗi cơ thể. Quá trình hấp thu thức ăn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hóa như dạ dày và nhất là ruột non, ruột già, gan, mật, tụy…
Nguyên nhân bé tiêu hóa - hấp thu kém
Có nhiều nguyên nhân làm giảm sự tiêu hóa thức ăn, thường gặp nhất là các bệnh cấp tính như viêm hô hấp, viêm tai, nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy cấp… thậm chí cả các rối loạn sinh lý (như mọc răng) hay rối loạn do can thiệp (như chủng ngừa). Những điều này làm giảm tiết men tiêu hóa và giảm co bóp của ống tiêu hóa.
Với các bệnh tại đường tiêu hóa, các ảnh hưởng thường nhiều và kéo dài hơn. Ngoài ra, bất kỳ nguyên nhân nào làm giảm men tiêu hóa, giảm nhu động ruột, phân cứng gây táo bón… đều làm sự tiêu hóa giảm đi, đương nhiên bé sẽ không thể hấp thu chất dinh dưỡng nếu thức ăn hoặc sữa không được tiêu hóa tốt.
Bé hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các bà mẹ
Làm thế nào để trẻ hấp thu tốt?
Đối với trẻ nhỏ, khả năng hấp thu phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
- Thứ nhất là cơ cấu của khẩu phần ăn phải cân đối, ăn quá thừa chất này mà lại thiếu chất khác thì việc chuyển hóa sẽ không hiệu quả;
- Thứ hai là do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột;
- Thứ ba là do trẻ không đủ các enzym tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém. Đặc biệt trẻ ở lứa từ 3 tháng đến 3 tuổi và trẻ ở độ tuổi ăn dặm, khi bắt đầu chuyển chế độ ăn từ sữa sang những thức khác sữa, do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột nên thường thiếu men vi sinh giúp cho khả năng hấp thu, dẫn đến rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng như đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.
Khi giải quyết được 3 yếu tố này, việc hấp thu của trẻ sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tăng cường khả năng hấp thu cho trẻ bằng cách bổ sung men vi sinh có ích vào chế độ ăn hàng ngày của bé. Các men vi sinh này sẽ giúp ích cho bé trong việc hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn. Sữa chua, các chế phẩm từ sữa cộng với bổ sung chất xơ hợp lý chính là những men vi sinh hữu hiệu cho trẻ. Những trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng nghiệm trọng hệ vi sinh thì cần sử dụng những loại thực phẩm giàu men vi sinh để tăng cường hệ vi sinh cho trẻ. Đó chính là những cách để cải thiện khả năng hấp thụ và hệ tiêu hóa của trẻ.
Một vài vấn đề cần lưu ý:
Điều trị bệnh triệt để khi bé mắc bệnh và phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm phòng (chủng ngừa).
Để bé hấp thu hiệu quả, bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống khi bé bị bệnh. Không ép bé ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng bé có thể chấp nhận được. Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu. Cho bé ăn phục hồi sau giai đoạn bệnh.
Minh Thúy - Dinhduong.com.vn