Có nên cho trẻ ăn món ăn chung với người lớn  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, cho nên không thể áp dụng các món ăn của người lớn cho trẻ em được, nhất là với các cháu bé dưới 5 tuổi.

Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của trẻ em cũng khác so với người lớn, nếu tính theo cân nặng cơ thể thì nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất của trẻ cao hơn rất nhiều so với người lớn, nhưng cũng có những khoáng chất trẻ em không nên ăn nhiều do chức năng thận chưa hoàn chỉnh, khả năng lọc của cầu thận còn yếu nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho trẻ ví dụ như muối ăn chẳng hạn, trẻ dưới 1 tuổi khi nấu ăn không cần cho mắm muối vì nhu cầu muối của bé là rất nhỏ (ít hơn 1g mỗi ngày với bé từ 12 tháng tuổi trở xuống) và  nhu cầu này được đáp ứng bằng sữa  hoặc muối có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên. Dung tích dạ dày của trẻ thì nhỏ, nhưng nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng lại cao, vì vậy món ăn của trẻ phải giàu năng lượng, cao chất đạm và chất béo, khi chế biên thức phải đảm bảo dù ăn được ít nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ , nếu ăn chung với các món ăn của người lớn thì trẻ phải ăn rất nhiều, nếu không sẽ thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng.

 

Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ em và người lớn /ngày

 

Tuổi

Năng lượng (Kcalo)

Protein

(g)

Lipid so với NL tổng số (%)

Canxi (g/)

sắt (mg/)

Vitamin A (mcg)

Vitamin C (mg)

< 6 tháng

555

12

45 - 50

300

0,93

375

25

7- 12 tháng

710 - 900

21 - 25

40

400

12,4

400

30

1- 3 tuổi

1.180

35 - 44

35 - 40

500

7,7

400

30

4 – 6 tuổi

1470

44 - 55

30 - 35

600

8,4

450

30

7 – 9 tuổi

1825

55 - 64

25 - 30

700

11,9

500

35

> 10 tuổi

2200 - 2500

63 - 74

20 - 25

1000

19 - 25

600

65

Nguời lớn

2200 - 2700

1g/kg

18 - 25

700 - 1000

18,3

500

7

 

 

Nhìn vào bảng trên ta thấy nhu cầu năng lượng của trẻ rất cao nếu tính theo kg cân nặng : trẻ em cần từ  80 – 120 Kcalo/kg/ngày, trong khi đó ngưòi lớn chỉ cần 40 – 45 Kcao/kg/ngày, hay là chất đạm(protein) cũng vậy trẻ em cần 2 – 3g/kg/ngày, người lớn chỉ cần 08 – 1g/kg/ngày, và nhất là chất béo nếu tính theo % năng lượng do chất béo cung cấp trong 1 ngày thì rất cao so với người lớn, trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo càng cao, vì vậy nếu ăn chung với các món ăn với người lớn thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu chất béo cho trẻ được, khi thiếu chất béo trẻ sẽ bị thiếu năng lượng, không hấp thu được các loại vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K… trẻ sẽ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao, nhu cầu về các vitamin và chất khoáng của trẻ em nếu tính theo cân nặng cũng cao hơn nhiều so với người lớn, và một điều cũng rất quan trọng trẻ em cần ăn nhạt hơn người lớn nếu ăn chung món ăn với người lớn cháu sẽ bị thừa muối là nguy cơ cho bệnh tim mạch sau này, vì ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. Hơn nữa trẻ còn nhỏ không thể nhai thức ăn của người lớn được, thức ăn cần băm nhỏ, thái nhỏ, hầm nhừ thì cháu mới tiêu hoá được, ngay cả khi trẻ đã ăn cơm thì cơm cũng phải nấu nát hơn người lớn, trẻ cần ăn thêm các bữa phụ như cháo, mỳ, súp,  sữa…mới đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày, chứ không thể chỉ ăn 3 bữa như người lớn được,  các món ăn để ăn với cơm như thịt, cá, tôm, canh… phải cho nhiều dầu mỡ  hơn.

Để trẻ phát triển tốt, khoẻ mạnh các bà mẹ nên chế biến món ăn riêng cho trẻ, không nên vì ngại nấu hoặc không có thời gian mà cho trẻ ăn chung các món ăn của người lớn. Bữa ăn thì lại nên ăn cùng với người lớn nhất là khi  bé đã trên 1 tuổi để bé tập xúc, ngồi ăn cùng bố mẹ, ông bà bé sẽ có hứng thú ăn hơn, ăn cùng người lớn còn giúp bé tập nhai thức ăn, tránh được chứng biếng ăn sau này do không biết nhai thức ăn

Thông thường khi trẻ còn nhỏ  vẫn trong giai đoạn ăn bột, cháo, thực đơn của các em bé được cha mẹ chú ý hơn, nhưng càng về  sau khi trẻ đã ăn được cơm thì  mối quan tâm này có vẻ như ngày càng lơi lỏng và điều này sẽ tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Nhất là trẻ em ở nông thôn hoặc ở các gia đình thiếu sự  quan tâm chăm sóc của cha mẹ cho nên trẻ càng lớn càng bị còi cọc, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao khi trẻ đã lớn.
 Bữa ăn của trẻ em đóng vai trò hết sức quan trọng trong  sự phát triển của chúng về sau. Nếu các gia đình thực sự quan tâm và bố trí phù hợp thực đơn hàng ngày, các bé sẽ lớn lên khoẻ mạnh, thông minh.

 

 


Cập nhật: 26/11/2012
Lượt xem: 4439
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™