Trong khi đó, việc phát hiện ĐÁI THÁO ĐƯỜNG type 2 ở trẻ em rất khó bởi trẻ dù được khám sức khỏe định kỳ nhưng lại không xét nghiệm đường huyết nên bệnh chỉ được phát hiện khi các cháu có những biểu hiện mỏi mệt, sụt cân, tiểu nhiều. “Chúng tôi từng điều trị cho những bé đường huyết đã tăng hơn 20 mmol/lít máu do cha mẹ thấy con kém ăn nên truyền đường “tẩm bổ”, đến khi con có biểu hiện tiểu nhiều, sụt cân nhanh, khát nước thì gia đình mới đưa đến cơ sở y tế khám và phát hiện ra bệnh” - bác sĩ Dương nhấn mạnh.
Với người lớn, dù đã có ý thức hơn trong việc tầm soát bệnh nhưng trên thực tế vẫn có tới hơn 60% người bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG tình cờ phát hiện ra bệnh khi được khám và điều trị một bệnh lý nào đó hoặc qua khám bệnh định kỳ.
Theo GS-TS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Việt Nam, đến nay ĐÁI THÁO ĐƯỜNG vẫn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh âm thầm tiến triển trong cơ thể từ 5-10 năm, thậm chí 12 năm sau mới phát bệnh. Vì tiến triển lặng lẽ nên người bệnh chỉ có thể biết mình bị bệnh khi đã có biến chứng như: giảm thị lực do đục thủy tinh thể , bệnh lý võng mạc, suy thận, biến chứng tim mạch… Trong khi đó, các biểu hiện chung của bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG là mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, ăn không thấy ngon… đôi khi khiến người bệnh nhầm lẫn với những dấu hiệu của sức khỏe, tuổi tác hoặc cho đó là do tác động của thời tiết. Theo ước tính vẫn còn hàng triệu người đang bị bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG nhưng chưa được chẩn đoán.
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG type 2 đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm. Bác sĩ Phan Hướng Dương cho rằng sở dĩ bệnh gia tăng ở Việt Nam là do không ít người lười vận động, sử dụng nhiều thức ăn nhanh , trẻ em bị béo phì, nghiện game và tivi, không hoạt động thể lực…
Theo các chuyên gia, biện pháp can thiệp chủ yếu nhằm ngăn chặn đà gia tăng của bệnh là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Bệnh có thể phòng tránh được bằng cách mỗi người hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, hợp lý, chẳng hạn như đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. Mặt khác, cần có những hoạt động khám sàng lọc cũng như tầm soát bệnh, nhất là ở những người có nguy cơ cao như thừa cân, béo phì (kể cả trẻ em), người trên 45 tuổi, tăng huyết áp , phụ nữ sinh con trên 4 kg…