Ăn mặn: thói quen nguy hại cho trẻ  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ
Nguyên nhân khiến nhiều người ăn mặn vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Theo một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, những trẻ ăn nhiều loại thực phẩm mặn và giàu tinh bột như bánh quy hay ngũ cốc sẽ có xu hướng ăn mặn khi lớn lên.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng lượng natri cho người trưởng thành không nên vượt quá 1500 mg/ngày. Thật không may, nhiều người trong chúng ta tiêu thụ gấp 2 đến 4 lần con số đó, chủ yếu từ lượng muối trong các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh.

Theo một nghiên cứu vừa được đăng tải trên Tạp chí dinh dưỡng Hoa Kỳ dưới sự tài trợ bởi Viện y tế Quốc gia, những trẻ ăn nhiều loại thực phẩm mặn và giàu tinh bột như bánh quy hay ngũ cốc sẽ có xu hướng ăn mặn khi lớn lên.

Tiến sĩ Gary Beauchamp, nhà sinh vật học hành vi tại Trung tâm Monell Chemical Senses ở Philadelphia, và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 61 trẻ sơ sinh. Các bé từ 2 đến 6 tháng tuổi được theo dõi chế độ ăn uống tại nhà, sau đó tham gia vào các cuộc kiểm tra vị giác. Trong cuộc kiểm tra, các bé được cho uống 2 loại nước: nước lọc và nước muối với các nồng độ khác nhau: 1% natri, tương đương độ mặn của một bát súp gà ăn liền, và 2% natri đủ để khiến hầu hết người trưởng thành phải kêu lên "mặn quá!”.

Kết quả là hầu hết các bé được cha mẹ cho ăn các loại đồ ăn mặn từ sớm đều thích nước muối hơn nước lọc và tiêu thụ nhiều hơn khoảng 55% lượng natri trong quá trình kiểm tra. Ngược lại, những bé chưa từng ăn muối thì lại thờ ơ hoặc không chịu uống nước muối. Khi đến tuổi đi học, những trẻ đã ăn mặn lại tiếp tục ăn mặn hơn nữa. Trong một số trường hợp cá biệt, các bé còn liếm muối thừa trên đĩa hay dùng muối như đồ ăn vặt.

"Những dữ liệu từ cuộc nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng nếu thực sự muốn cắt giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày, điều quan trọng là phải bắt đầu từ sớm bởi trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương nếu dùng muối quá nhiều", Tiến sĩ Beauchamp đưa ra lời khuyên.

Ông cũng nói thêm: "Nguyên nhân khiến nhiều người ăn mặn vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Nhưng đối với trẻ em ở độ tuổi 1, 2, những gì chúng đang tiêu thụ đã vượt xa liều lượng được khuyến cáo của các tổ chức y tế lớn trên thế giới”. Học viện khoa học Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi không được hấp thụ nhiều hơn 375 mg natri/ngày.

Các nhà khoa học đã ước tính rằng việc giảm lượng natri tiêu thụ hàng ngày có thể ngăn chặn hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm và tiết kiệm hàng tỷ đôla chi phí cho y tế ở Hoa Kỳ.

Hãy bắt tay vào thực hiện ngay từ bây giờ với các biện pháp sau:

• Sử dụng rau quả tươi hoặc đông lạnh thay vì rau quả đóng hộp. Khi chọn mua rau quả đóng hộp, hãy chọn loại "không chứa muối."

• Sử dụng các loại thịt, cá tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích,…

• Trong quá trình nấu ăn, bớt đi một nửa lượng muối thêm vào thường không ảnh hưởng nhiều đến hương vị của món ăn nhưng có thể cắt giảm được một lượng natri rất lớn. Nên sử dụng các loại gia vị không chứa natri.

• Thêm muối vào đồ ăn trong khi ăn thay vì sử dụng muối trong quá trình chế biến thực phẩm.

Nam Hưng-Dinhduong.com

Cập nhật: 29/05/2012
Lượt xem: 5915
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™